Giáo Hạt Cà Mau

Biến hóa và nghi thức Mùa Chay

Thứ Tư Lễ Tro đánh dấu bắt đầu vào Mùa Chay, khoảng thời gian này xét mình xưng tội, cầu nguyện và hãm mình trước khi kỷ niệm ngày Chúa Giêsu phục sinh.

Ngay từ những ngày đầu tiên của Giáo Hội đã có những bằng chứng về một số hình thức của việc chuẩn bị Mùa Chay cho Lễ Phục Sinh; nhưng thời gian và bản chất của việc chuẩn bị này đã phải mất nhiều thế kỷ để phát triển, và thậm chí đến ngày hôm nay vẫn còn đang thay đổi.

Vào khoảng đầu thế kỷ II, Thánh Irênê, một giám mục có ảnh hưởng lớn và là một nhà truyền giáo, đã viết thư cho Đức Giáo hoàng Victor I khiếu nại về việc tranh luận xung quanh về ngày lễ Phục Sinh và nghi thức cùng thời gian ăn chay kéo dài ngày lễ này. Một số giáo hội ăn chay có một ngày, một số khác vài ngày, và còn lại một số vẫn giữ 40 giờ (hầu hết dựa vào niềm tin truyền thống rằng Đúc Kitô nằm 40 giờ trong mộ).

Phải hai thế kỷ nữa, trước Công đồng Nicea, mới đưa ra giải quyết vấn đề của Thánh Irênê. Được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Constantine vào năm 325, những giám mục tại Nicea đã đưa ra một công thức phức tạp để xếp đặt ngày tháng cho Lễ Phục Sinh là vào ngày Chúa Nhật sau khi lần trăng tròn đầu tiên sau ngày thứ nhất của mùa xuân. Những kinh sách chính thống được nảy sinh từ đó, Công đồng cũng đã tham chiếu một mùa chay kéo dài 40 ngày cho việc ăn chay.

Từ “Mùa Chay” (Lent) bắt nguồn từ tiếng Anglo-Saxon, “Lencten”, nghĩa là “mùa xuân” (spring) và từ “Lenctentid” là từ dùng cho tháng Ba (March), là tháng của mùa hãm mình, hy sinh và sám hối.

Tại sao khoảng thời gian 40 ngày được chọn lại không được hiểu một cách hoàn toàn, nhưng các nhà thông thái tin nó được ảnh hưởng những tham khảo Kinh Thánh đối với những ngày ăn chay 40 ngày bởi Môsê trên núi Sinai và Đức Kitô trong sa mạc trước khi Người rao giảng cho công chúng. Dù sao, vào thời Đức Giáo hoàng Gregory, một nhân vật có uy tín trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ VI, những Kitô hữu ở La Mã và phương Tây đã tuân theo 6 tuần chay trước Lễ Phục Sinh.

Nhưng việc tính toán không hoàn toàn chính xác. Đưa ra như vậy, việc ăn chay sẽ diễn ra vào Chúa Nhật – vì Chúa Nhật được xem như lễ kỷ niệm hằng tuần của sự Phục Sinh. Vì vậy, nó là ngày kỷ niệm chứ không phải là ngày ăn chay. Sáu tuần ăn chay cộng lại chỉ có 36 ngày, không đủ 40 ngày. Để đúng với điều này, Đức Giáo hoàng Gregory đã dời Mùa Chay bắt đầu vào một ngày thứ Tư.

Đức Giáo hoàng Gregory cũng được cho là người khởi đầu thiếp lập và đã đặt tên ngày đầu của Mùa Chay, “Ngày Tro Tàn” (Day of Ashes), hoặc đơn giản, “Thứ Tư Lễ Tro” (Ash Wednesday). Để bắt đầu mùa ăn chay và ăn năn sám hối, Đức Giáo hoàng Gregory đã làm dấu trên trán cộng đồng tín hữu của mình bằng tro, một biểu tượng Kinh Thánh cho sự sám hối. Đó cũng là điều nhắc nhở cho Kitô hữu thuở xưa về sự chết của họ (“vì bạn là tro bụi, và bạn sẽ phải trở về với tro bụi” – Genesis 3,19) và đây là điều cần thiết để chuẩn bị cho sự sống đời sau.

Sau Đức Giáo hoàng Gregory một thiên niên kỷ rười, thời gian nghi thức Mùa Chay vẫn không rõ ràng đối với nhiều người Công giáo thời bấy giờ. Sự rối rắm ngăn chặn từ thực tế do nghi thức gây ra, Mùa Chay kéo dài 44 ngày.

Việc ăn chay 44 ngày theo truyền thống bắt đầu vào Thứ Tư Lễ Tro, từ những ngày Chúa Nhật và kéo dài đến đêm vọng Phục Sinh. Tuy nhiên, những Chuẩn mực Chung cho Năm Nghi Lễ và Lịch, đã được Đức Giáo hoàng Phaolô VI truyền bá vào năm 1969, thiết lập những yếu tố có phần hơi khác cho Mùa Chay.

Trở lại với tập quán được tổ chức một thời gian dài trong Giáo hội, Công đồng Vatican II đã tái thiết lập 3 ngày trước Lễ Phục Sinh như một thời gian thiêng liêng tách riêng biệt ra khỏi Mùa Chay, được xem như Vọng Phục Sinh (Sacred Triduum), thời gian 3 ngày này với Lễ Tiệc Ly buổi tối của Chúa (the Lord’s Supper) vào Thứ Năm Tuần Thánh, đó là khi mùa Vọng Phục Sinh bắt đầu. Như vậy, từ một bối cảnh nghi lễ, Mùa Chay bắt đầu vào Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc ngay trước Lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh, bắt đầu Vọng Phục Sinh. Và nó bao gồm cả ngày Chúa Nhật, làm cho nó kéo dài thời gian 44 ngày.

Bản chất nghi thức Mùa Chay đã thay đổi đáng kể hơn một thiên niên kỷ. Trong khi việc ăn chay dường như luôn có một phần của sự chuẩn bị vượt qua, đã có sự tự chọn lựa nghi thức xung quanh việc ăn kiêng trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội. Một số Kitô hữu ăn chay hằng ngày trong Mùa Phục Sinh; một số khác chỉ ăn một tuần một lần. Nhiều người ăn chay kham khổ hãm mình một tuần với một hay hai bữa ăn, nhưng nhiều người nhận thấy rằng giảm một bữa mỗi ngày cũng là một sự hy sinh đầy đủ. Trong khi nhiều người kiêng thịt, rượu và không ăn thức gì ngoài bánh mì khô.

Đức Giáo hoàng Gregory cũng đã cân nhắc vấn đề này. Ngài đã đặt ra điều luật Mùa Chay mà mọi Kitô hữu buộc phải kiêng thịt và tất cả những thứ làm từ “thịt”, chẳng hạn như sữa, chất béo và trứng, và ăn chay có nghĩa là ăn một bữa cơm trong ngày, thường diễn ra vào lúc giữa trưa.

Việc cấm sữa và trứng đã dẫn đến truyền thống của ngày thứ Ba trước Lễ Phục Sinh, lễ này được cử hành trước Thứ Tư Lễ Tro. Vào ngày này, các Kitô hữu có thể được dùng những loại thực phẩm mà họ không được dùng vào Mùa Chay, cùng với bánh rán và những món ăn được làm bằng sữa và trứng.

Vượt dòng thời gian, đã có những nhượng bộ trong việc thiết lập những điều luật xung quanh việc ăn chay. Vào thế kỷ XII và XIII, những người có thẩm quyền trong Giáo Hội, như Thánh Tôma Aquinô, cho phép thêm một lượng “bổ sung” nào đó cho một bữa ăn mỗi ngày, đặc biệt đối với những người lao động chân tay. Ăn cá cuối cùng cũng được cho phép, và ngay cả việc dùng thịt và các sản phẩm bơ sữa, miễn là thể hiện những hành động thành tâm để đền bù cho sự xá tội.

Ngày nay, Giáo luật buộc những người ở độ tuổi từ 18 đến 59 phải ăn chay, và những người từ 14 tuổi trở lên phải kiêng thịt, vào Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh. Ăn chay có nghĩa là chỉ ăn no một bữa, với những bữa tạm cho phép 2 lần trong ngày (thường vào buổi sáng và buổi tối).

Tuy nhiên, Mùa Chay không đơn thuần chỉ là ăn chay. Cầu nguyện và làm việc bác ái luôn là những hành động được Giáo Hội khuyến khích, và đi Chặng Đường Thánh Giá (Station of the Cross/ Way of the Cross/ Via Crucis) là một việc hy sinh trong Mùa Chay, vốn đã có từ thế kỷ IV. 

Khách hành hương tới Jerusalem sẽ có dịp hồi tưởng những bước chân Đức Kitô đã đi trên con đường của Người cho tới đồi Calvê, dừng lại từng nơi một để cầu nguyện. Khi những cuộc Thập Tự Chinh vào thời Trung Cổ ngăn cản những chuyến đi như thế tới Đất Thánh, Chặng Đường Thánh Giá đã được sao chép những phần khác nhau của Âu châu. Những nơi thờ phượng và những dấu hiệu đã được trùng tu với những hình ảnh thể hiện cảm xúc nồng nàn, được đặt trong những tu viện và những thành phố đông người để giúp cho những chuyến hành hương tái hiện. Bây giờ, Mười Bốn Nơi Thương Khó xuất hiện hầu hết trong các giáo đường, và Đi Đàng Thánh Giá là một phần không thể thiếu trong những nghi thức Mùa Chay.

Những truyền thống và nghi thức Mùa chay được thay đổi, nhưng tất cả đều tựu trung: chuẩn bị cho sự sống lại của Đức Kitô và Chúa Nhật Phục Sinh.  

(Jos. Tú Nạc, NMS/ The Catholic Register)

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *