Giáo Hạt Cà Mau

Ngày 09/12: Cung Hiến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 09/12: Cung Hiến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 09/12: Cung Hiến Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Ngày 9 tháng 12
CUNG HIẾN NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN

I. VÀI NÉT VỀ VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC BÀ:

Nhà thờ được Đức Cha Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1877 theo thiết kế của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc Roma cải biên pha trộn phong cách kiến trúc Gotich. Ông cũng là người trúng thầu và trực tiếp giám sát xây dựng với tất cả vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của nhà thờ được xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille, để trần, không tô trát, không bám bụi rêu mà đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi.

Lễ Phục sinh ngày 11 tháng 4 năm 1880, Đức Cha Colombert chủ sự nghi thức khánh thành và cung hiến nhà thờ. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa vào nhà thờ có chiếc bảng cẩm thạch gắn trong hành lang ghi ngày khởi công, ngày khánh thánh và tên vị kiến trúc sư.

Chi phí xây dựng và trang trí nội thất là 2.500.000 franc Pháp do Soái Phủ Nam Kỳ đài thọ.

Năm 1895, hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m được xây dựng để chứa 6 quả chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp là một cây thánh giá cao 3,5m, ngang 2m và nặng 600kg. Tổng chiều cao từ mặt đất lên đỉnh Thánh giá: 60,50m.

Vào năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Đức Giám mục Adran mặc phẩm phục, dắt hoàng tử Cảnh trên một trụ đá hoa cương đỏ ở vườn hoa trước nhà thờ. Năm 1945 tượng bị phá bỏ nhưng trụ đá hoa cương vẫn còn nguyên đó.

Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau này là Giám mục Giáo phận Phú Cường, nay đã qua đời) là chính xứ giáo xứ Chính Tòa đã đặt tạc tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch trắng Carrara của Ý tại Pietrasanta cách Roma khoảng 500km. Ngày 15 tháng 2, tượng về đến Sài Gòn và được công ty Société d’Entreprises dựng lên trên bệ đá còn trống trước nhà thờ. Chính tay Linh mục Thiên viết lời cầu nguyện: “Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình” rồi đọc trước toàn thể quan khách có mặt hôm đó.

Chiều 17/2/1959, Đức Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế mạc Đại hội Thánh mẫu toàn quốc đã làm phép bức tượng này. Từ đó, nhà thờ có tên gọi Nhà thờ Đức Bà.

Ngày 05 tháng 12 năm 1959, Tòa Thánh nâng Nhà thờ Đức Bà lên hàng Vương cung Thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức của thánh đường là Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài gòn.

Năm 1960, Tòa Thánh thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam với ba Tòa Tổng Giám mục tại Hà nội, Huế, Sài Gòn. Nhà thờ trở thành Nhà thờ Chính tòa của vị Tổng Giám mục Sài Gòn cho đến ngày nay. (WGPSG)

II. Ý NGHĨA VIỆC CUNG HIẾN.

+ Sau khi thắng vua Maxence, hoàng đế Constantinô Cả cho phép người Công giáo được tự xây đền thờ để giữ đạo.

Chính hoàng đế Constantinô cũng xin gia nhập công giáo vào năm 313. Nhưng mãi tới năm 323, hoàng đế Constantino Cả mới chịu phép rửa tội đền thờ tay đức giáo hoàng Sylvester. Hôm ấy khi bước chân vào nhà thờ, thấy nhà thờ trang hoàng tốt đẹp, vua Constantinô mới hỏi đức giáo hoàng Sylvester:

– Tâu đức thánh cha, đây có phải là thiên đàng mà Thiên Chúa hứa cho những người giữ đạo không?

Bấy giờ đức giáo hoàng Sylvester trả lời rằng:

– Tâu đức vua, nhà thờ nay là nhà của Thiên Chúa, là hình bóng nước Thiên Đàng, là cửa đưa vào nước Thiên Đàng, chứ chưa phải là Thiên Đàng thực sự.

Thật vậy nhà thờ của chúng ta là cửa đưa chúng ta vào nước thiên đàng, chính vì thế mà chúng ta phải siêng năng đến nhà thờ để thờ phượng Chúa nhất là các ngày chủ nhật, để Chúa đưa chúng ta vào nước Thiên Đàng sau này. Nếu đứng xa tuốt ngoài sân, thì sao được gọi là đã vào cửa thiên đàng được. Mà chưa vào cửa thiên đàng, thì làm sao vào thiên đàng được.

+. Đàng khác, ngày lễ cung hiến đền thờ hôm nay, còn nhắc cho ta nhớ rằng: xác ta là đền thờ của Thiên Chúa.

Thánh Luca là một trinh nữ tử đạo rất thời danh của Giáo hội thời cổ vào năm 304. khi toàn quyền Parrhasius khuyên Lucia bỏ đạo. Hơn nữa còn khen Lucia có đôi mắt bồ câu xinh đẹp. Lucia đã can đảm khoét đôi mắt bồ câu biếu quan sau đó còn thuyết cho quan một thôi một hồi. Bấy giờ quan tức mà nói:

– Khi nào những trận mưa roi đổ xuống mình mày, mày sẽ ít nói đi.

Thánh trinh nữ trả lời:

– Thưa quan, tôi tớ Thiên Chúa sẽ không ngớt nói những lời xứng hợp, vì Chúa Thánh Thần dùng miệng tôi mà nói.

Quan hỏi thêm:

– Trong mày có Thánh Thần hả?

Thánh nữ Lucia thưa:

– Thưa quan, những linh hồn trong trắng là đền thờ của Thiên Chúa, nên có Chúa Thánh Thần ngự.

Quan nói:

– Tao sẽ đưa mày vào nhà tội lỗi để Thiên Chúa và Thánh Thần xa mày. Nhưng Chúa làm phép lạ cho thánh nữ trở nên nặng nề, không ai lay chuyển được. Đổ dầu, đổ lửa nên cũng không cháy, nên quan đã dùng gươm chặt đầu thánh trinh nữ. Vậy thánh trinh nữ tử đạo Lucia nhắc cho ta nhớ rằng: xác chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, vì theo lễ nghi của Giáo hội, khi cung hiến đền thờ, Đức giám mục phải lấy dầu thánh xức hai bên tường nhà thờ thành những hình thánh giá. Cũng vậy, khi làm phép rửa tội, vị linh mục cũng lấy dầu thánh xức trên ngực và trên đầu chúng ta, để hiến dâng xác chúng ta làm đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi mà đọc: lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã sai con Chúa xuống thế gian để trục xuất quyền lực các ác thần Satan ra khỏi chúng con, giải thoát chúng con khỏi tối tăm và đem vào ánh sáng kỳ diệu của nước Chúa. Chúng con nài xin Chúa cho trẻ em này sau khi khỏi tội nguyên tổ được trở thành đền thờ của Chúa uy linh và xin Chúa cũng cho Thánh Thần ngự trong em. Nhờ đức Kitô Chúa chúng con.

Sau khi chịu phép rửa tội, thân xác chúng ta trở nên đền thờ dâng kính Chúa Ba ngôi. Đó là một chân lý thánh Phaolô đã dạy giáo hữu thành Côrintô (2Cor 6,16).

Hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện nổi tiếng của thánh Ignatio thành Antiochia.

Hồi ấy Vua Trajano là hoàng đế cai trị nước Rôma (từ năm 98 đến 17). Nhà vua đã cấm đạo, và đã bắt thánh Ignatiô giám mục thành Antiochia. Tại tòa án, nhà vua đã chế nhạo đạo công giáo, rồi gọi thánh Ignatio là thằng quỉ xấu xa, thánh Ignatiô giám mục thưa lại rằng:

– Tâu đức vua, chẳng có ai gọi người mang Thiên Chúa trong mình là thằng quỉ dữ được.

Nhà vua hỏi lại:

– Vậy ông mang Thiên Chúa trong mình ư?

Thánh Ignatiô giám mục trả lời:

– Tâu đức vua, phải – tôi mang Thiên Chúa trong mình, vì những người đã chịu phép rửa tội, sống đời sạch tội, đều là đền thờ của Thiên Chúa. Bởi vậy, không hạnh phúc nào lớn lao cho bằng người công giáo, bằng được trở nên đền thờ Thiên Chúa; và cũng có gì can hệ cho con người bằng phải luôn là đền thờ cho Thiên Chúa ngự.

Nghe vậy, hoàng đế Trajano đã lên án rằng:

– Ignatio thành Antiochia là người đã cậy mình vì mang Thiên Chúa trong mình nên phải điệu đến Roma, để làm của ăn cho thú dữ (Vivre: X).

Không lạ gì, Léonide là cha của nhà hiền triết Origène, đã hôn ngực con, mà nói với những người tỏ vẻ ngạc nhiên rằng:

– Tôi thờ lạy và hôn kính Thiên Chúa, đang ngự trong trái tim đứa nhỏ con tôi đã chịu phép rửa tội.

 

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *