PHIM NGẮN ĐẶC SẮC – 16:30 – ĐẠO DIỄN THANH HUY – NHỮNG THƯỚC PHIM ĐẦU TIÊN CỦA RÒM
RÒM – OFFICIAL TRAILER – KHỞI CHIẾU: 31.07.2020
Phim ‘Ròm’ ra rạp sau khi thắng giải Busan
https://thanhnien.vn/Ròm, tác phẩm của đạo diễn Trần Thanh Huy đã xuất sắc đoạt giải New Currents – giải cao nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Busan 2019, sẽ chính thức trình làng khán giả Việt vào tháng 7 tới.
Cuộc đời của những người lao động nghèo, tìm kiếm trò may rủi để đổi đời được đạo diễn Trần Thanh Huy truyền tải đầy ám ánh trong ‘Ròm’ ẢNH: ĐPCC Giới mộ điệu điện ảnh Việt một phen bất ngờ khi nhận được tin phim Ròm chính thức giành giải cao nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Busan, một trong những liên hoan phim lớn nhất châu Á. Được biết, đây là phim điện ảnh Việt đầu tiên giành giải cao nhất tại liên hoan phim này. Lấy bối cảnh một khu chung cư cũ đang chờ giải tỏa tại Sài Gòn, Ròm kể câu chuyện về cuộc sống của những người dân lao động nơi đây. Họ đều chơi số đề, xem trò may rủi là cơ hội kiếm tiền, hòng thay đổi cuộc đời. Trong phim, nhân vật Ròm (Trần Anh Khoa thủ vai) là cậu bé làm “cò đề” để kiếm sống qua ngày, chuyên tư vấn cho người dân những con số may mắn để họ có cơ may trúng số.
‘Ròm’ theo chân cậu bé bán số đề với hy vọng đổi đời ở khu lao động nghèo đã xuất sắc giành giải cao nhất tạiLiên hoan phim Quốc tế Busan ẢNH: ĐPCC |
Tuy nhiên, Ròm phải cạnh tranh sống còn với Phúc, một tay cò đề giang hồ cùng khu chuyên đi giành giật “chén cơm” của người khác. Dù có một cuộc sống vất vả nhưng Ròm vẫn rất lạc quan. Cậu luôn say mê tính toán các con số với mong ước kiếm được nhiều tiền để đi tìm cha mẹ đã thất lạc của mình. Theo tiết lộ của đạo diễn Trần Thanh Huy, anh mất 8 năm ròng rã theo đuổi dự án. Với Ròm, Trần Thanh Huy hy vọng truyền tải đến người xem một thế giới vừa xa lạ và vừa quen thuộc về tầng lớp lao động nghèo. https://thanhnien.vn/
Ròm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tên ban đầu của Ròm là Thằng Ròm, được dạo diễn Trần Thanh Huy thai nghén trong quá trình viết kịch bản cho phim ngắn 16:30, bộ phim đoạt giải Cánh diều Vàng 2012 và trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes 2013.[10] Sau thành công từ phim ngắn, Trần Thanh Huy nhận được nhiều lời mời làm đạo diễn nhưng ông từ chối vì muốn xây dựng một bộ phim “theo cách mình thích”.[9] Ý tưởng ban đầu cho phim là hình ảnh những đứa trẻ tranh nhau vé số ở cầu Thị Nghè, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi có ý tưởng này, Trần Thanh Huy đã thành lập một dự án và đi xin tài trợ ở nhiều hãng phim, nhiều cá nhân quen biết.[10] Trong một cuộc phỏng vấn, đạo diễn Trần Thanh Huy thừa nhận ý tưởng về Ròm có trước 16:30, nhưng do điều kiện lúc đó chưa cho phép nên ông đã chọn làm phim ngắn trước. Đó là “một phép thử cần thiết”, ông nói: “Tôi đã mất đúng 7 năm để Thằng Ròm thành hình”.[11]
Trong quá trình xây dựng kịch bản, đạo diễn Trần Thanh Huy đã đến nhiều chung cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ghi chép, trò chuyện với nhiều người ở đó. Ông cũng thuê hẳn một căn phòng trong một và sống ở đó khoảng 6 tháng. Ông tận dụng mọi thời gian mình có để viết kịch bản, kể cả lúc chạy xe trên đường.[9]
Tuyển vai
Đạo diễn Trần Thanh Huy đã chọn em trai mình là Trần Anh Khoa vào vai Ròm.[12] Khoa cũng là người thủ vai này trong phim ngắn 16:30.[13] Năm 2012, trong buổi tuyển vai cho phim, Nguyễn Phan Anh Tú vượt qua nhiều ứng viên khác để đảm nhận một vai trong phim. Đạo diễn Trần Thanh Huy cần một người có ngoại hình không mấy nổi bật cho vai diễn. Mặc dù không có kinh nghiệm diễn xuất, nhưng việc biết chơi parkour đã giúp anh có được lợi thế với các ứng viên khác.[14] Trong một cuộc phỏng vấn sau này, Nguyễn Phan Anh Tú thừa nhận “ban đầu chỉ nghĩ là quay TVC bình thường thôi nhưng khi lên casting thì mới biết đó là một bộ phim điện ảnh. Thậm chí hơn 1 tháng sau thì mình mới biết vai diễn mà mình casting là vai nam chính của Ròm”.[15]
Quay phim
Dự án Ròm dự kiến thực hiện trong hơn 1 năm. Tuy nhiên, đoàn làm phim gồm 200 người phải mất tới 7 năm ghi hình với 27 bản dựng. Tổng số ngày quay là 89 ngày.[16] Bối cảnh chính của phim diễn ra chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh.[17] Ròm có rất nhiều cảnh quay đánh nhau. Trong khoảng thời gian này, Trần Anh Khoa phải tập nhiều dáng đi sao cho giống trẻ bụi đời, không được đeo kính cận.[12] Vì không có nền tảng diễn xuất nên Nguyễn Phan Anh Tú phải rèn thể lực, học diễn xuất, tập các pha hành động trong một năm. Anh cũng phải đi bán vé số để làm quen với vai diễn.[18] Trong một cảnh quay đánh nhau trên mái nhà, Trần Anh Khoa bị thương. Đoàn làm phim quyết định bỏ cảnh quay này để sơ cứu cho anh. Trong một cảnh vật nhau dưới bùn lầy, Trần Anh Khoa và Nguyễn Phan Anh Tú phải tập nhiều động tác như nắm cổ, kéo chân. Cảnh quay này khiến hai diễn viên xây xát toàn thân, dù sau đó hai người này đã ôm nhau khóc trong 10 phút.[19] Cảnh quay này được thực hiện mà không cắt cảnh.[13] Trần Thanh Huy sau đó đã mang đoạn phim này sang Pháp xử lý khâu tiếng động nhằm tạo hiệu ứng chân thực.[19] Còn trong cảnh Anh Khoa rơi xuống hầm mộ, đoàn làm phim phải quay liên tục 40 lần.[13] Diễn viên Wowy phải cạo đầu ngay trên phim trường để có tạo hình phù hợp vai diễn. Trong khi đó, diễn viên Cát Phượng phải để cho Nguyễn Phan Anh Tú nắm giật tóc, đồng thời bị người dân lao vào đánh. Cảnh quay này được thực hiện hơn 10 lần.[20]
Toàn bộ thời lượng phim sử dụng các góc quay nghiêng. Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam sử dụng góc quay nghiêng cho cả bộ phim.[21][22] Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Phúc Vinh lý giải mục đích của việc sử dụng góc quay này là để “phù hợp với việc miêu tả những cuộc sống bấp bênh của người dân lao động – những tầng lớp thấp bé trong xã hội”. Phim tận dụng tốt đa các khung cảnh thực, dùng các con đường, ngõ hẻm ở Thành phố Hồ Chí Minh làm phim trường cho phim. Theo lời kể của đạo diễn hình ảnh Nguyễn Khắc Nhật, đoàn làm phim tận dụng hết cỡ ánh sáng tự nhiên, căn chỉnh thời gian, địa điểm lẫn các mùa trong năm. Ê kíp làm phim cũng sử dụng nhiều loại máy quay ở từng thời kỳ khác nhau,[23] nhưng phần lớn là máy quay Canon Red Pro 5.0.[17] Bối cảnh khu chung cư ổ chuột trong phim được di dời từ đường Cô Giang về Thanh Đa.[24]
—
Tham khảo
- ^ “Ròm”. Box Office Vietnam. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
- ^ Mi Ly (12 tháng 10 năm 2019). “’Ròm’ – phim chưa được cấp phép ở Việt Nam – đoạt giải tại Busan”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2020.
- ^ Đăng Bách (2 tháng 6 năm 2020). “Phim ‘Ròm’ ra rạp sau khi thắng giải Busan”. Thanh Niên. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2020.
- ^ “24th Busan International Film Festival Awards Announced”. BIFF. Ngày 12 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.
- ^ Noh, Jean (ngày 12 tháng 10 năm 2019). “Busan awards top prizes to Rom, Haifa Street, Moving On”. screendaily.com. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.
- ^ Scott, Mathew (ngày 12 tháng 10 năm 2019). “Busan: Main Awards Handed to Iraqi-Qatari and Vietnamese Dramas”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.
- ^ a ă â Dạ Vũ (26 tháng 9 năm 2020). “”Ròm” – từ tội đồ thành người hùng của điện ảnh Việt”. Dân Việt. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ a ă â Phúc Nguyễn (25 tháng 9 năm 2020). “’Ròm’: Thế giới khắc nghiệt của dân chơi đề”. VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ a ă â Kim Em (12 tháng 7 năm 2020). “Đạo diễn Trần Thanh Huy: Ròm là bộ phim đi ngược dòng”. Đà Nẵng. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă “Phim ngắn về cuộc sống những đứa trẻ bụi đời ở Sài Gòn”. VnExpress. 19 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy: ““Thằng Ròm” là toàn bộ tuổi trẻ của tôi””. Lao Động. 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă Tam Kỳ (7 tháng 8 năm 2020). “Diễn viên ‘Ròm’ tập đi còng lưng suốt 4 năm”. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă â Mai Nhật (26 tháng 9 năm 2020). “Đạo diễn phim Ròm: ‘Tôi sợ lời tung hô’”. VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ Mẫn Nhi (2 tháng 7 năm 2020). “Anh Tú Wilson trở thành nam chính phim ‘Ròm’ nhờ ngoại hình lệch chuẩn”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Anh Tú Wilson: ‘Tôi đến với phim Ròm bằng sự nhầm lẫn vô tình’”. Thanh Niên. 2 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
- ^ Dung Nguyễn (27 tháng 7 năm 2020). “Hành trình gian nan đưa “Ròm” lên màn ảnh rộng”. Giao Thông. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
- ^ a ă Thủy Vũ (29 tháng 9 năm 2020). “”Ròm” công bố clip thiết kế bối cảnh quay phim đặc biệt khiến người trong nghề ngả mũ khâm phục”. Dân Việt. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
- ^ Vân Anh (19 tháng 8 năm 2020). “ANH TÚ WILSON: “TÔI HÀI LÒNG VỚI NHỮNG GÌ ‘RÒM’ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC DÙ PHIM TIẾP TỤC HOÃN CHIẾU””. Tạp chí Đẹp. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ a ă Tam Kỳ (16 tháng 7 năm 2020). “Diễn viên ‘Ròm’ khóc sau cảnh đánh nhau”. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020.
- ^ Hạ Linh (21 tháng 9 năm 2020). “Khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình thực hiện bộ phim “Ròm””. Lao Động. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
- ^ Linh Trần (23 tháng 7 năm 2020). “Hành trình phía sau những góc nghiêng độc đáo của “cò đề” Ròm”. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ Mỹ Anh (27 tháng 7 năm 2020). “Phim Việt đầu tiên thông báo hoãn chiếu vì Covid trở lại”. Vietnamnet. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ Duy Linh (7 tháng 7 năm 2020). “”Điện ảnh du kích” trong bộ phim “Ròm””. Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ Bảo Anh (3 tháng 7 năm 2020). “Lý giải mục đích của những khung hình nghiêng mới lạ trong ‘Ròm’”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ “’Ròm’ lên lịch ra rạp Việt sau 8 năm thực hiện”. Tuổi Trẻ Online. 2 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Phim ‘Ròm’ hoãn chiếu vì COVID-19”. Tuổi Trẻ. 27 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2020.
- ^ Phi Long (24 tháng 9 năm 2020). “Dàn sao ‘khủng’ tham dự ủng hộ phim Ròm ra rạp”. Pháp Luật. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ Như Võ (24 tháng 9 năm 2020). “Mỹ Tâm cùng ‘rừng’ sao Việt nghẹn ngào, vỗ tay không dứt sau khi xem ‘Ròm’”. Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ Phạm Tuấn (24 tháng 9 năm 2020). “’Ròm’ ra rạp, kết thúc chuỗi ngày lận đận”. Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ Minh Anh (23 tháng 9 năm 2020). “Đạo diễn Trần Thanh Huy: May mắn vì có ê-kíp tuyệt vời nhất”. VietnamPlus. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
- ^ P. C. Tùng (28 tháng 7 năm 2020). “Rapper Wowy trở lại với MV nhạc phim Ròm”. Thanh Niên. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
- ^ Minh Đức (24 tháng 9 năm 2020). ““Ròm” – Một “món” mới của điện ảnh Việt”. Lao Động. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
- ^ Tam Kỳ (28 tháng 7 năm 2020). “Nhạc phim ‘Ròm’ gây chú ý”. VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
- ^ Mi Ly (4 tháng 10 năm 2020). “Wowy: Sự cứng đầu làm nên con người tôi”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
- ^ Hải Duy (24 tháng 9 năm 2020). ““Ròm” cán mốc hơn 16.000 vé đặt trước”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ Mi Ly (25 tháng 9 năm 2020). “’Ròm’ có số vé đặt trước cao nhất năm, phim ‘Bố già’ chiếu tết”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Ròm công chiếu toàn quốc: 45.000 vé đặt trước, thu về gần 11,2 tỷ đồng”. VietnamPlus. 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ Tam Kỳ (26 tháng 9 năm 2020). “Phim ‘Ròm’ thu hơn 10 tỷ đồng ngày đầu”. VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Gây bão phòng vé, Ròm thu 30 tỷ đồng sau 3 ngày khởi chiếu”. Đài Truyền hình Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
- ^ Minh Khuê (28 tháng 9 năm 2020). ““Ròm” bội thu dù công chiếu ngay sau dịch Covid-19 đợt 2”. Người lao động. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2020.
- ^ An An (3 tháng 10 năm 2020). “Phim Ròm cán mốc 2 triệu USD sau 1 tuần công chiếu: Đạo diễn nói gì?”. Thanh Niên. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
- ^ a ă Mai Nhật (5 tháng 10 năm 2020). “Phim ‘Ròm’ đạt 55 tỷ đồng sau 10 ngày”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
- ^ a ă Lê Hồng Lâm (30 tháng 9 năm 2020). “Vì sao Ròm trở thành hiện tượng phòng vé nhưng lại gây chia rẽ khán giả?”. BBC Tiếng Việt. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
- ^ Mi Ly (28 tháng 9 năm 2020). “’Ròm’ thu 30 tỉ sau 3 ngày, phim Việt có ‘vùng lên’ giành khán giả?”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
- ^ Hải Duy (5 tháng 10 năm 2020). “”Ròm” đạt doanh thu 55 tỷ đồng sau 10 ngày khởi chiếu”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
- ^ Allan Hunter (4 tháng 10 năm 2019). “‘Rom’: Busan Review”. Screen International. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ Panos Kotzathanasis (11 tháng 10 năm 2019). “Film Review: Rom (2019) by Tran Thanh Huy”. Asian Movie Pulse. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
- ^ Mi Ly (27 tháng 9 năm 2020). “Ròm – bộ phim gan góc của điện ảnh Việt”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2020.
- ^ Ngọc Diệp – Thiên Điểu (8 tháng 10 năm 2019). “Sẽ xử nghiêm vụ phim Ròm chưa được cấp phép vẫn dự thi ở Busan”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
- ^ Ngọc Diệp (14 tháng 10 năm 2019). “Nhà sản xuất phim Ròm bị xử phạt 40 triệu đồng và buộc tiêu hủy tang vật”. Tuổi Trẻ.
- ^ “Duyệt phim vừa cẩu thả, vừa cứng nhắc”. Báo Thanh Niên. 16 tháng 10 năm 2019.
- ^ ““Người Tuyết bé nhỏ” và “Ròm” – câu chuyện kiểm duyệt ở Việt Nam”. BBC Tiếng Việt. 14 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Phim Ròm có giấy phép phát hành sau khi bị phạt tiêu hủy”. Báo Thanh Niên. 1 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Phim ‘Ròm’ có giấy phép phát hành”. VnExpress. 1 tháng 4 năm 2020.
- ^ Mi Ly (4 tháng 10 năm 2020). “Phim Ròm: Hai phía khen chê gay gắt, quyết liệt”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
- ^ Mai Nhật (30 tháng 9 năm 2020). “Khán giả thắc mắc kết phim ‘Ròm’”. VnExpress. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.