Giáo Hạt Cà Mau

Học Kinh Thánh của Cha Carôlô Hồ Bạc Xái Phúc Âm Matthêu: Chương 24-28

TỔNG THỂ V

Chương 24-28

PHỤC SINH

LỄ KHÁNH THÀNH NƯỚC TRỜI

PHẦN DIỄN TỪ (chương 24-25)

            Đây là diễn từ thứ năm trong tất cả 5 diễn từ của tác phẩm Mt.

            Ý chính của diễn từ này là ngày tận thế và việc Đức Kitô quang lâm. Ý tưởng đi liền với ý tưởng trên là lúc những biến cố vô cùng hệ trọng này, người ta phải chọn lựa dứt khoát hoặc đón nhận hoặc từ chối Đức Kitô. Nhưng không phải chờ tới lúc đó mới chọn, mà phải chọn ngay từ bây giờ. Do đó những biến cố ấy và sự chọn lựa ấy có ảnh hưởng tới cách sống hằng ngày trong hiện tại.

            Bố cục

            Nhập đề: 24,1-3.

            Phần I: loan báo các điểm về ngày cánh chung

  1. Những cơn đau khởi đầu: 24,4-14.
  2. Tai họa khủng khiếp: 24,15-25.
  3. Con Người quang lâm: 24,26-31.

                        * Chuyển tiếp: Dụ ngôn cây vả: 24,32-36.

            Phần I: Trong nhãn quan phán xét ấy, phải sống thế nào?

  1. Dụ ngôn cơn hồng thủy: 24,37-42.
  2. Dụ ngôn kẻ trộm: 24,43-44.
  3. Dụ ngôn người đầy tớ trung tín: 24,45-51.
  4. Dụ ngôn 10 trinh nữ: 25,1-13.

* Để kết luận: Dụ ngôn những nén bạc: 25,14-30

            Phần III: Ngày chung thẩm: 25,31-46.

BÀI 58: NHỮNG CƠN ĐAU KHỞI ĐẦU (24,1-14)

NHẬP ĐỀ (24,1-3)

c 1 – Các môn đệ chỉ cho Đức Giêsu xem công trình kiến trúc Đền Thờ, Đây là đền thờ do Hêrôđê Cả khởi công từ năm 19 tr.cn. và kéo dài mãi tới năm 64 mới hoàn tất. Như thế lúc diễn ra  chuyện này thì Đền Thờ còn đang xây cất. Dù vậy nó cũng rất đẹp vì vật liệu được dùng toàn là rất quý.

c 2 – Nhân xét này là dịp để Đức Giêsu đưa ra diễn từ thường được gọi là diễn từ chung luận (Trong Mt, diễn từ chung luận này nói tới 3 việc liên kết nhau là phá hủy Đền Thờ, ngày tận thế và việc Tái lâm.

– Khởi đầu, Ngài tiên báo công trình xinh đẹp ấy sẽ bị phá hủy. Lời tiên tri này cũng đã ứng nghiệm vào năm 70 scn.

     – Chúng ta biết Đến Thờ Giêrusalem chính là trái tim của người do thái. Nếu nó bị phá hủy thì cũng tương tự như trời sập đối với họ. Và do đó, ai nói nó bị phá hủy cũng là nói lộng ngôn phạm thượng, gây phẫn nộ vô cùng đối với dân. Thế những trước kia ngôn sứ Êdêkien đã từng nói tiên tri điều đó (Êd 10,18-22  11,22-25) vì khi đó dân đã lạm dụng Đền Thờ, coi nó như một thứ bùa hộ mạng che chở cho họ, bất chấp họ đang sống trong đủ thứ tội lỗi, nhất là tội bất trung với  Giao ước của Chúa và tội bất công với nhau. Nay Đền Thờ đang được tu sửa lại chưa xong thì Đức Giêsu lại lên tiếng báo việc phá hủy nó. Việc này dĩ nhiên gây xúc phạm lớn.

     – Nên lưu ý những chi tiết đóng khung cho lời tiên tri của Đức Giêsu:

     * Khi ấy Ngài đang “ngồi”, tức là tư thế của một người đang giảng dạy.

     * “Trên núi Ôliu”: chính là vị trí mà lời tiên tri Êdêkien nói về việc Thiên Chúa bỏ Đền Thờ (vinh quang Giavê rời Đền Thờ và đậu lại trên ngọn núi phía Đông thành Giêrusalem trước khi theo dân sang chốn lưu đầy).

c 4 – “Bấy giờ các môn đệ tới gặp riêng Ngài và thưa: Xin Thầy nói cho chúng con biết bao giờ những sự việc ấy xảy ra, và điền gì báo trước cuộc quang lâm của Thầy, và báo trước tận thế”: Qua câu hỏi này, Mt cho thấy 3 sự kiện được ráp nối lại với nhau: Giêrusalem bị tàn phá, cuộc Quang lâm và ngày tận thế. Đây là 3 vấn đề sẽ được đề cập trong phần thân đề của diến từ chung luận.

NHỮNG CƠN ĐAU KHỞI ĐẦU (4-14)

            Đức Giêsu nói đến những điều có thể khiến các tín hữu hoang mang, như giặc giã (c 6), thiên tai (c 7), kitô hữu bị bách hại (c 9),người thân làm hại nhau (c 10).

            Những điều đó khiến các kitô hữu hoang mang lo lắng và lòng yêu mến của họ bị nguội lạnh đi (c 12). Nhiều kẻ khác mạo danh Đức Giêsu để giải thích rằng đó là dấu báo hiệu sắp tận thế và họ tự xưng là Kitô để lường gạt những kẻ nhẹ dạ (c 5).

            Nhưng Đức Giêsu nói những sự việc đó chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn chứ chưa phải là tận thế và cũng chưa tới lúc Ngài quang lâm (c 8). Do đó Ngài khuyên tín hữu phải bền chí (c 13).

            Nhìn ngược lịch sử, vào cuối những năm 40, đã cso những hiện tượng tương tự như thế xảy ra. Khi đó, một mặt có một số tín hữu ngã lòng, đức tin và lòng mến yêu đi; mặt khác, có những kẻ tự nhận mình là Messia để xúi dục dân chúng nổi dậy dẫn đến cuộc chiến chống lại đế quốc Rôma, những người ấy đã bị tàn sát.

            Nhìn theo bình diện “kiểu mẫu”, những lời này của Đức Giêsu vẫn có giá trị cho mọi thời: thời nào cũng có những khốn khó khiến đức tin bị chao đảo, và cũng có những kiểu Messia giả cám dỗ tín hữu lạc xa đức tin vào Đức Kitô.

BÀI 59: TAI HỌA KHỦNG KHIẾP (24,15-25)

  1. Bố cục

– Cơn đại họa chính là sự xuất hiện của “đồ ghê tởm khốc hại” ngay tại “nơi thánh” (c 15).

– Nó gây ra hai sự khốn đốn: một là cuộc chạy trốn bi đát (cc 16-22), hai là nguy cơ phản đạo (cc 23-24).

  1. Giải thích chi tiết

1/ CƠN ĐẠI HỌA (15)

– “Đố ghê tởm khốc hại”: Đanien 9,27 đã dùng kiểu nói này để chỉ bàn thờ mà vua Antiôkhiô IV Êpiphanê dựng trong Đền Thờ Giêrusalem năm 168 tr.cn. để kính thần ngoại giáo. Đức Giêsu dùng lại kiểu nói này để ám chỉ việc các đạo quân Rôma, với những cờ hiệu mang hình phượng hoàng, xâm chiếm đất thánh và thành thánh cùng Đến Thờ Giêrusalem rồi đặt tượng thần của họ vào Đền Thánh.

2/ CÁC SỰ KHỐN ĐỐN NHÌN TRÊN BÌNH DIỆN LỊCH SỬ (16-25)

16-22 – Lời Đức Giêsu đã ứng nghiệm: trước khi các đạo quân Rôma vây hãm thành Giêrusalem, các kitô hữu nhớ lời Chúa nên đã bỏ thành rút lên vùng núi Galát tới lánh nạn tại Pela bên kia song Giođan.

“Ai ở miền Giuđê hãy trốn lên núi, ai ở trên sân thượng thì đứng xuống lấy đồ đạc trong nhà, ai ở ngoài đồng thì đừng trở lại phía sau lấy áo choàng của mình”: vì đây là nguy hiểm đe dọa chính mạng sống cho nên điều cần thiết nhất là tẩu thoát nhanh để giữ lấy mạng sống, không được chần chờ, cũng đừng tiếc đồ đạc quần áo.

     – Cuộc chạy trốn thật kinh hoàng đối với các phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang nuôi con dại. Bởi đó Đức Giêsu dặn trước là phải cầu xin Thiên Chúa, mong Ngài đừng để các tín hữu phải chạy vào mùa mưa trên những con đường lấy lội, hoặc vào ngày sabát bởi vì luật đạo do thái không cho người chạy quá một cây số vào ngày đó.

“Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại thì không ai được cứu thoát; nhưng vì những kẻ được chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn”: Thiên Chúa rút ngắn những ngày khốn đốn ấy nhằm mục đích cứu những người công chính. Ngài không muốn để cho họ chịu đựng thử thách quá mức.

23—24 – Khốn đốn thứ hai là nguy cơ phản đạo: khi đó xuất hiện những người mạo nhận mình là Messia. Chúng cũng có thể làm được những phép lạ nên gạt được cả những tín hữu tốt.

25 – Trên đây là những thử thách Thiên Chúa dùng để thử các tín hữu Ngài. Tuy nhiên Đức Giêsu cho biết trước như thế để các tín hữu đề phòng đừng bị lường gạt.

3/NHÌN TRÊN BÌNH DIỆN KIỂU MẪU

            Ở mọi thời vẫn còn có thể xuất hiện”đồ ghê tởm khốc hại” và những khốn đốn mà nó gây ra. Sách Khải Huyền cảnh giác rằng các kitô hữu sẽ gặp những kẻ còn xấu xa hơn cả Nêrôn

            Trong những hoàn cảnh khốn đốn như thế, Mt khuyên các tín hữu một mặt phải tìm chỗ ẩn náu vì không nên mạo hiểm vô ích khi mình còn có thể tìm chỗ trú an toàn, mặt khác hãy cầu xin Thiên Chúa che chở mình và rít ngắn thời gian thử thách ấy. Họ cũng phải tỉnh táo đừng để đức tin mình bị lung lạc bởi những kẻ rao giảng những thứ thuyết cứu độ khác ngoài Đức Kitô

BÀI 60: CON NGƯỜI QUANG LÂM (24,26-31)

1/ CUỘC QUANG LÂM (26-28)

26 – “Vậy…”: Ý tưởng đoạn này tiếp nối đoạn trước nói về những kẻ mạo nhận là Messia. Khi đó sẽ có những người khoác lác chỉ cho các kitô hữu rằng Đấng Messia ở chỗ này chỗ nọ.

“Nếu người ta bảo anh em: Này Ngài ở trong hoang địa, anh em chớ ra đó”: “Hoang địa” ám chỉ vùng bờ biển Chết,nơi nhưngc người phái Êssêni đang chờ đợi thời đại mới mà họ ngĩ là Đấng Messia sẽ đến khai mạc; cũng nơi đó, vào những năm 70, những kẻ tự cho mình là cứu tinh dân tộc đã nổi dậy chống đế quốc Rôma, Đức Giêsu cảnh báo trước rằng tất cả chỉ là những Messia giả. Đừng tin và theo họ

     – “Kìa người ở trong phòng kín”: Có một số người khác thì cho rằng phải tìm Đấng Messia “trong đáy nhà”, nói chính xác hơn là tại các hầm trữ lương thực (tức là chỗ cất giấu thích hợp, bởi vì trong số những nơi người ta thường ra vào, đây là chỗ duy nhất có khóa gài). Đức Giêsu bảo trước là đừng tin như thế.

27 – Đấng Messia đích thực không xuất hiện từ nhóm người lánh mình trong hoang địa (Êssêni, quân du kích), hay từ một giáo phái nào đó. Vinh quang Ngài sẽ tỏa sang một cách công khai trước tất cả mọi người không khác nào tia chớp xé ngang bầu trời trong cơn giông bão.

28 – Sự giáng lâm của Con Người không thể nào thoát khỏi sự hiểu biết của loài người, cũng như xác chết không thoá tkhỏi đôi mắt của diều hâu.

2/ HIỆN TƯỢNG CỦA NGÀY QUANG LÂM (29-31)

            Điều cần lưu ý đầu tiên là những hiện tượng này không phải là những sự kiện chính xác cụ thể, trái lại chúng là những hình ảnh của văn thể khải huyền tượng trưng cho sự trở về tình trạng hỗn mang trước khi phát sinh một cuộc tạo dựng mới.

29 – Văn hóa hy lạp ngoại giáo hay thần thánh hóa các tinh tú. Vì thế câu này có nghĩa là khi đó các thế lực gian tà mà bấy lâu nay người ta dựa vào như là thần thánh  đều sẽ bị lung lay và sụp đổ.

30 – “Bấy giờ dấu hiệu Con Người sẽ xuất hiện trên trời”: một số giáo phụ hiểu theo nghĩa đen nên giải thích đó là dấu Thánh Giá. Thực ra, Đức Giêsu không nói rõ đó là dấu gì, nên ta cũng chỉ có thể giải thích là sẽ có dấu chỉ cho người ta biết Ngài giáng lâm.

     – “mọi chi tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực…”:  những kẻ gian tà phải đấm ngực than van vì họ biết giờ xét xử họ sắp đến.

     – “Con Người rất uy nghi vinh hiển ngự giá mây trời mà đến”: Khi quang lâm, Đức Giêsu sẽ xuất hiện trong tư cách Thẩm phán uy nghi.

31 – “Ngài sẽ sai các thiên sứ thổi loa”: Trong Thánh Kinh, tiếng loa báo hiệu những giai đoạn khác nhau tron chương trình của Thiên Chúa. Ở đây tiếng loa báo bắt đầu thời cánh chung.

     – “tập hợp những kẻ được Ngài tuyển chọn từ bốn phương trời…”: Trong thời cánh chúng ấy, tất cả những tín hữu trung thành được quy tụ lại để mãi mãi ở với Chúa trong Nước của Ngài.

BÀI 61: DỤ NGÔN CÂY VẢ (24,32-36)

            Trong lúc loan báo các dấu chỉ về thời cánh chung, Đức Giêsu không quên câu hỏi mà các môn đệ nêu ra trước đó “Khi nào sự ấy sẽ xảy đến” (c 3). Ngài đưa ra câu trả lời gồm 3 điểm:

1/ Phải đón chờ ngày cánh chung ấy như người ta chờ đợi một vụ mùa (cc 32-33). Dụ ngôn cây vả muốn nói như sau: Các ngươi biết dựa vào những hiện tượng của cây vả để nhận ra mùa hè đang đến gần, thế thì cũng phải dựa vàonhững điều Ta đã nói để biết rằng Con Người đã đến rất gần rồi.

2/ Ngày cánh chung chắc chắn sẽ đến và ngày đó chắc chắn có can hệ đến mỗi người (cc 34-35).

     Câu “thế hệ này sẽ chẳng qua đi trước khi mọi điều ấy xảy ra” gây khó khăn nhiều cho việc giải thích rằng Đức Giêsu muốn nói đến biến cố thành Giêrusalem bị sụp đổ. Biến cố này xảy ran gay trong khi các môn đệ của Ngài còn sống; Có người khác giải thích “thế hệ” là thế giới, vũ trụ, và “qua đi” là biến mất. Như vậy câu này có nghĩa: thế hệ này sẽ biến mất, giống như hình thái vũ trụ hiện tại vậy. Nhưng lời Đức Giêsu không biến mất mà lại được xác nhận trong tương lai (Claude Tassin); Có người giải thích rằng cho dù đối với một số thế hệ loài người, ngày quang lâm và tận thế chưa xảy ra những ý nghĩa những lời Chúa nói vẫn có giá trị cho họ: dù chưa đến tận thế và quang lâm, nhưng từng thế hệ cũng sẽ qua đi và Thiên Chúa sẽ xét xử mỗi thế hệ dựa trên những cơ hội giúp họ tiến bộ. Ngài sẽ xét coi họ đã xử dụng hay bpr qua những cơ hội đó (Claude Tassin).

3/ Tuy nhiên không một ai biết đích xác biến cố chung cục ấy sẽ đến vào ngày nào, giờ nào. Chính Con Người cũng không biết.

BÁI 62: HÃY TỈNH THỨC (24,37-44)

1/ Trong phần đầu của diễn từ (cc 1-36). Đức Giêsu nói rằng việc Con Người đến là chắc chắn hiển nhiên. Sang đến cc 37-41, Ngài chuyển sang một ý tưởng khác: việc đó xảy đến bất ngờ.

2/ Việc Con Người đến được diễn tả bằng chữ Parousia. Đây là một chữ mà chỉ có Mt xử dụng (24,3.27.37.39) trong tất cả Tin Mừng. Trong thế giới hy lạp, chữ này được dùng để chỉ việc một ông vua ngự giá đến một nơi nào đó (“Thánh Thượng giá lâm”). GH khởi thủy đã dùng chữ này để chỉ việc Đức Kitô đến vào ngày tận thế, và khi Ngài đến thì Ngài mở cuộc phán xét chung. Do đó hai ý tưởng giáng lâm và chung thẩm gắn liền nhau trong biến cố tận thế.

3/ Đức Giêsu diễn tả biến cố này bằng hình ảnh một cơn lụt hồng thủy mới. Biến cố này là một thảm họa thình lình ập đến: chẳng có dấu hiệu nào báo trước, vì thế người ta vẫn sống bình thường (ăn uống, dựng vợ gả chồng) trong khi hiểm họa đang treo sẵn trên đầu họ, có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Vì thế đừng đợi tới lúc đó mới giật mình, mà hãy lo mở mắt thức tỉnh ngay từ bây giờ.

4/ Chẳng những thình lình bất ngờ, biến cố đó còn xảy đến tức thì khiến người ta không có thì giờ và phương tiện để chuẩn bị. Khi đó sẽ có một sự chọn lọc lớn: ai có chuẩn bị sẵn thì được mang đi, ai chưa chuẩn bị thì bị bỏ lại (cc 40-41: đem đi là đem vào Nước Trời, bỏ lại là bỏ lại trong sự hủy diệt). Sự chọn lọc này được diễn tả bằng hai dụ ngôn:

            – Hai người cùng làm việc ngoài đồng

            – Hai phụ nữ cùng xay một cối bột

5/ Hai dụ ngôn này, Đức Giêsu mượn từ những dụ ngôn do thái. So sánh với tài liệu do thái mang tên Apocalypse de Sophonic (1,8-16) ta thấy có những chi tiết giống nhau đến nỗi đáng ngạc nhiên: “Khi ấy tôi thấy hai người đang cùng đi trên cùng một con đường, tôi nhìn họ trong lúc họ nói chuyện với nhau, tôi cũng thấy hai phụ nữ đang cùng xay một cối, tôi nhìn thấy họ trong lúc họ nói chuyện với nhau, và tôi thấy hai người đang ngủ chung trên một chiếc giường”.

     Những hình ảnh này nói lên ý tưởng những người vô tư và bề ngoài hoàn toàn giồng nhau (cùng làm chung một việc, cùng nghỉ ngơi một giường) bề ngoài chẳng có gì phân biệt. Vậy mà khi biến cố ấy chụp xuống một cách bất ngờ và tức khắc thì sự chọn lọc xảy ra đưa đến những số phận khác nhau: người thì được đưa vào vùng ánh sang, kẻ thì bị bỏ lại trong tối tăm.

6/ Vì thế, tín hữu phải luôn tỉnh thức. Đây không phải là một sự tỉnh thức thụ động ngồi đây mà chờ, cũng chẳng phải là một sự tỉnh thức nôn nóng đến nỗi không làm gì được nữa cả, mà là sư tỉnh thức tích cực hoạt động được diễn tả sau đó bằng những dụ ngôn khác: như người quản gia tỉnh thức để chu toàn trách nhiệm được giao (24,45-51), như các trinh nữ cầm sẵn đèn cháy sáng trên tay để chờ chàng rể đến (25,1-13), như người biết cần cù làm cho những nén bạc sinh lời (25,14-30).

7/ Đặc biệt là hình ảnh tên trộm. Nhiều lần khác Tân Ước cũng xử dụng hình ảnh này, như 1Tx 5,2-4; 2P 3,10; Kh 3,3  16,15. Hình ảnh này rõ rang là khởi sự từ đoạn này của Mt( vì chẳng thấy nó trong bất cứ văn bản Cựu Ước nào cả). Khi Mt xử dụng hình ảnh này thì không cố ý so sánh tên trộm với Đức Giêsu, ý của Mt là nhấn mạnh đến tính bất ngờ của biến cố quang lâm thôi.

BÀI 63: NGƯỜI TÔI TỚ TRUNG TÍN (24,45-51)

            Sau khi tiên báo thành Giêrusalem bị sụp đổ và ngày tận thế cùng biến cố quang lâm, rồi kêu gọi các kitô hữu tỉnh thức. Đức Giêsu đưa ra 3 dụ ngôn để minh họa cho thái độ tỉnh thức ấy:

            – Dụ ngôn người đầy tớ trung tín: 24,45-51.

            – Dụ ngôn 10 cô trinh nữ: 25,1-13.

            – Dụ ngôn những nén bạc: 25,14-30.

            Sau đây ta tìm hiểu dụ ngôn người đầy tớ trung tín. Chìa khóa giúp giải thích dụ ngôn này là câu 48: Người đầy tớ ấy tự nhủ “Chủ t còn lâu mới về”. Chi tiết này ám chỉ tâm trạng các kitô hữu trước viễn ảnh xa vời của việc Chúa giáng lâm. Và như thế người đầy tớ là hình ảnh của mọi kitô hữu.

            Trước viễn ảnh không biết chính xác ngày giờ cuộc Giáng lâm, người đầy tớ có thể phản ứng 2 cách dẫn đến 2 kết quả:

a/ Trong trường hợp đầu (cc 45-47) người chủ về bất ngờ và gặp người đầy tớ đang hăng say chu toàn cách “trung tín” phận sự được giao. Bấy giờ anh ta sẽ được ủy thác những trách nhiệm lớn lao hơn.

b/ Trường hợp thứ hai (và cũng là trường hợp mà dụ ngôn này nhấn mạnh – cc 48-51). Người đầy tớ cứ đinh ninh chủ  sẽ về trễ nên quên thân phận mình, bày biện tiệc tùng như ta đây chính là chủ, rồi đánh đập bè bạn như thể họ là tôi tớ riêng của mình. Bấy giờ anh ta đáng bị trừng phạt. Đây là cám dỗ mà các kitô hữu thường gặp: họ dễ quên rằng mình là đầy tớ của Chúa và là anh em của những người khác cũng là đầy tớ Chúa như mình. Do quên thân phận như thế, ta sống như thể ta không phải trả lẽ gì cả.

BÀI 64: DỤ NGÔN 10 TRINH NỮ (25,1-13)

  1. Đám cưới do thái

            Một trong những phần lễ nghi của một đám cưới do thái là cuộc rước dâu. Diễn tiến như sau: Cô dâu và các cô phù dau trang điểm xinh đẹp chờ sẵn bên nhà cha mẹ cô dâu. Riêng cô dâu phải mang mạng che mặt. Bên gia đình đàng trai, chú rể và các bạn phù rể cũng trang điểm xinh đẹp. Xong xuôi phái đoàn đàng trai đi đến nhà đàng gái để rước. Rồi cả hai đoàn nhập lại thành một cuộc rước cô dâu về đàng trai. Nếu đám cưới tổ chức ban đêm thì những người tham dự phải mang đèn theo.

            Lại có một kiểu rước dâu khác như sau: Người ta rước cô dâu về chờ sẵn bên gia đình chú rể, nhưng tiệc liên hoan chưa bắt đầu. Phần chàng rể thì phải sang gia đình cha mẹ cô dâu để thỏa thuận với nhau về những điều kiện của hôn ước (chẳng hạn về số tiền Mohar). Khi chàng rể đã thỏa thuận xong thì mới trở về nhà, nơi đó đã có sẵn cô dâu và các cô phù dâu. Lúc chàng rể về tới thì mới bắt đầu tiệc liên hoan.

            Chi tiết chàng rể về muộn trong dụ ngôn này cho thấy có lẽ trường hợp này theo kiểu rước thứ hai. Sở dĩ chàng rể về muộn là vì phải mất giờ thương lượng cho xong về các điều kiện của hôn ước.

  1. Dụ ngôn hay ngụ ngôn

     Có một số chi tiết là ngụ ngôn: Chàng rể là Đức Kitô; 10 trinh nữ là cộng đoàn kitô đang chờ đợi ngày Parousia.

     Tuy nhiên còn một số chi tiết không thể nào cắt nghĩa theo ngụ ngôn đươc, như: đèn là gì, dầu là gì?

     Vậy đây là một dụ ngôn được ngụ ngôn hóa trong một vài chi tiết.

  1. Khờ dại và khôn ngoan

     Trong số 10 cô phù dâu, có 5 cô được đáng giá là “khờ dại” và 5 cô “khôn ngoan”. Nhưng “khờ dại” và “khôn ngoan” nghĩa là gì?

     Trong nguyên văn hy lạp, khờ dại là môros. Mt cũng dùng tĩnh từ này khi nói về người xây nhà trên cát, với ngụ ý nói tới người nghe Lời Chúa mà không dám đem ra thực hành (7,26-27). Một lần khác (23,17) Mt cũng dùng tĩnh từ này để nói tới những người biệt phái do óc tỉ mỉ vụ luật theo kiểu chẻ sợi tóc làm tư nên không còn biết nhận ra cái gì là chính, cái gì là phụ trong bậc thang các giá trị. Nếu dịch chữ moros là “khùng điên” thì quá nặng. Có lẽ ta nên hiểu chữ này là: thiếu óc phán đoán (như biệt phái). Không nhìn xa trông rộng (như người xây nhà trên cát), cho nên phải đi tới hậu quả là hư hao (nhà trên cát sẽ sập) và hỏng việc (lỡ dịp nhập tiệc với chàng rể).

     Còn “khôn ngoan” trong nguyên văn là phronimos. Tính từ này Mt cũng dùng khi nói về người xây nhà trên đá với ngụ ý là biết đem Lời Chúa mnhf đã nghe ra thực hành (7,24); khi nói về người môn đệ Đức Giêsu phỉa phronimos như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu (10,16); và khi nói về nười tôi tớ “tín trung và phronimos mà chủ đặt lên coi sóc gia nhân trong nhà để đến giờ thì phân phát lương thực cho họ” (24,45). Như vậy phải hiẻu chữ phronimos theo nghĩa: vừa biết nhận định chính xác về sự việc, vừa kiên quyết thi hành theo điều mình nhận định.

     Nếu hiểu theo ngụ ngôn, nghĩa là 10 trinh nữ này là hình ảnh của cộng đoàn Kitô và việc chàng rể đến là hình ảnh ngày Parousia, thì ta phải lưu ý thêm chi tiết này nữa: trong đoàn dự tiệc ban đầu có tất cả 10 cô, nhưng có 5 cô vì là môros nên không được dự tiệc. Ý nghĩa là: mặc dù mọi người trong cộng đoàn Kitô đều được mời, nhưng không phải chỉ nhờ nguyên sự kiện đang ở trong GH mà đương nhiên được cứu rỗi đâu, còn phải tỏ ra là phronimos nữa, nghĩa là phải khôn khéo và cương quyết đem Lời Chúa rat hi hành nữa.

  1. Chàng rể đến trễ

     Chi tiết này cũng có nghĩa ngụ ngôn: Ngày Parousia sẽ đến trễ. Ban đầu các Kitô hữu tưởng Parousia đã gần kề. Nhưng càng ngày càng thấy nó đến chậm. Từ đó họ đâm ra chểnh mảng, bớt lòng sốt sắng ban đầu.

     Với chi tiết này, Mt muốn nói rằng: mặc dù Parousia đến trễ nhưng tín hữu không được nguội lạnh và chểnh mảng, trái lại chính vì nó đến trễ cho nên phải luôn luôn sẵn sàng (như đèn luôn có đủ dầu). Chữ “tỉnh thức” ở c 13 không có ý là cấm ngủ, vì thực tế cả 10 cô đều đã ngủ. Chữ này muốn nói tới một sự “tỉnh thức tích cực” như đoạn trước. Tuy 5 cô khôn ngoan cũng ngủ, nhưng họ có quyèn ngủ, có thể yên tâm ngủ, vì dù ngủ mà cũng như họ tỉnh thức, bởi đã chuẩn bị sẵn mọi việc.

  1. Tính bất ngờ

     Chi tiết ở câu 6 xem ra không thực: Thông thường chàng rể đến phải có những dấu hiệu báo trước, chẳng hạn tiếng nhạc, tiếng hát ca từ xa vọng tới, hay có ai đó chạy trước báo tin. Không thể đột ngột chàng rể đã đứng ngay trước cửa như từ trời rơi xuống. Do đó chi tiết này cũng có nghĩa ngụ ngôn: ngày Chúa đến sẽ rất bất ngờ, bất ngờ đến nỗi cho dù ta đang chờ đợi cũng không dè là nó lại đến vào một lúc như thế. Trước tình huống bất ngờ này, chỉ có những ai đã có dự tỉnh thức tích cực như 5 cô khôn ngoan thì mới sẵn sàng vào tiệc với chàng rể.

     Còn những cô “khờ dại” đợi tới lúc đó mới lo chuẩn bị thì đã quá muộn. Ý nghĩa là không nên chờ tới phút chót mới chuẩn bị, không được chờ nước tời trôn mới nhảy!

     5 cô khờ dại này lúc đó bối rối vay mượn dầu nơi 5 cô khôn ngoan. 5 cô khôn ngoan đã từ chối. Chi tiết này không có nghĩa là ích kỷ, mà muốn nói lên ý nghĩa này: tới giờ phút quyết định ấy, chẳng ai giúp ai được nữa, số phận mỗi người hoàn toàn tùy thuộc sự chuẩn bị sẵn sàng trước đó của họ.

  1. Giải thích chi tiết

c 1 – “Mười cô trinh nữ”: tuy băn văn viết là “trinh nữ” nhưng thực ra không nhất thiết là trinh nữ, chỉ cần hiểu là “thiếu nữ” thôi cũng đủ.

c 12 – “Ta không biết các ngươi”: không phải là nói dối. Theo cách nói do thái, nói như vậy hàm ý phủ nhận không chịu nhìn.

c 13 – “Hãy tỉnh thức”: không có nghĩa là “không được ngủ”, mà có nghĩa là phải sẵn sàng.

  1. Kết luận

     Kitô hữu ngay từ bây giờ phải tỉnh thức sẵn sàng, nghĩa là phải trung thành thực hành những gì đã được nghe dạy. Có như vậy đến GIỜ của Chúa, họ mới có thể  vào dự tiệc cưới với Ngài, bởi vì không thể đợi đến phút chót mới lo, cũng không thể hy vọng đến phút chót sẽ được ai tiếp cứu.

BÀI 65: DỤ NGÔN NHỮNG NÉN BẠC (25,14-30)

  1. Điểm nóng của dụ ngôn

     Dụ ngôn này gồm nhiều chi tiết:

            – Ông chủ đi xa.

            – Trước khi đi ông giao tiền cho tôi tớ.

            – Tôi tớ xử lý tiền như thế nào.

            – Tôi tớ báo cáo và chủ thưởng phạt.

     Nếu tính theo số câu mà Mt dùng để mô tả các chi tiết thì chi tiết thứ nhất chỉ có ½ câu, chi tiết thứ hai 1,1/2 câu, chi tiết thứ ba 3 câu, chi tiết thứ tư 12 câu. Nhận xét này đủ cho ta thấy các chi tiết 1,2 và 3 (chủ đi xa, giao tiền, tôi tớ xử dụng tiền) chỉ làm nhập đề cho chi tiết chính là chi tiết thứ tư: báo cáo cách xử dụng tiền.

     – Về việc báo cáo cách xử dụng tiền, có 3 người tôi tớ trong đó hai tôi tớ trước được Mt mô tả mỗi người chỉ bằng hai câu, tổng cộng cả hai được 4 câu; riêng tôi tớ tứ ba được mô tả tới 7 câu. Điều này lại cho thấy tác giả lại nhấn mạnh vào tôi tớ thứ ba. Hơn nữa tổng số câu nói về hai tôi tơ kia là 4 câu, số câu nói về tôi tớ thứ ba là 7 câu. Vậy có thể đoán ở đây Mt xử dụng bút pháp đối chiếu. Mà theo bút pháp này, vế thứ nhất không quan trọng, nó chỉ dùng để làm nổi bật vế thứ hai mà thôi (xem them các thí dụ trong Sách Quan Án chương 9, trong dụ ngôn gieo giống. dụ ngôn các thợ vườn nho, dụ ngôn đứa con đi hoang…). Như vậy điểm nòng của dụ ngôn này là báo cáo của người tôi tớ thứ ba (không làm tiền sinh lời).

  1. Một chỗ quan trọng bị bỏ sót

     – Câu mở đầu dụ ngôn này (c 14) trong nguyên bản hy lạp là: “Bởi vì về Nước Trời cũng giống như người sắp trẩy đi xa…”. Rất tiếc là hầu hết các bản dịch, kể cả bản dịch BJ, đều bỏ sót chữ “Bởi vì” này. Mà đây lại là một chữ rất quan trọng, nó nối kết dụ ngôn này với câu cuối (c 13) của dụ ngôn trước: “Vậy các con hãy tỉnh thức (c 13)… Bởi vì Nước Trời cũng giống như người sắp trẩy đi xa… (c 14)”.

     – Nếu ta để ý tới chữ “bởi vì” này thì ta sẽ khám phá dụ ngôn này nối tiếp nhau. Nếu dụ ngôn trước đó (10 trinh nữ) nói về sự tỉnh thức thì dụ ngôn này (các nén bạc) cũng nói về sự tỉnh thức.

     – Thêm một chi tiết củng cố cho suy nghĩ này: ở câu 19 củ dụ ngôn này, Mt ghi “Sau một thời gian lâu dài”. Chi tiết này tương ứng với một chi tiết trong dụ ngôn 10 trinh nữ, đó là ở câu 5 “Vì tân lang đến trễ”. Rồi trong một sụ ngôn trước đó nữa (dụ ngôn về người quản gia) ở c 24,28. Người tôi tớ xấu nghĩ trong lòng rằng “chủ tôi về trễ”. Những chi tiết tương ứng nhau như vậy buộc ta phải nghĩ tới vấn đề mà các Kitô hữu sơ khai gặp phải, đó là sự trở lại của Đức Kitô: Ban đầu họ nghĩ là Ngài sắp sửa trở lại ngay, nhưng càng về sau càng không thấy Ngài trở lại, vì thế mà có người ngao ngán buông trôi không tỉnh thức nữa. Mt dùng một loạt dụ ngôn này để khuyên nhủ họ dù Đức Kitô chậm trở lại, nhưng cũng phải tỉnh thức.

  1. Nhưng tĩnh từ của Mt

     – Trong c 26 của dụ ngôn này, người tôi tớ đào lỗ chôn tiền bị fán cho tĩnh từ “biếng nhác”. Thực ra nếu ta suy nghĩ cho kỹ, thì chưa chắc gì anh biếng nhác hơn là nếu nah làm theo gợi ý của chủ: đào lỗ chôn tiền cũng cực nhọc hơn so với cứ giao tiền cho ngân hàng: Chi tiết này khiến ta nghĩ rằng Mt xử dụng các tĩnh từ không theo nghĩa chính xác của khung cảnh câu chuyện, mà có ý giáo huấn các Kitô hữu.

     – Đây là thói quen của Mt. Theo thói quen này Mt đã gọi người xây nhà trên cát là ngu, người xây nhà trên đá là khôn (7,24-26) người quản gia lơ là nhiệm vụ là xấu. So sánh với Lc cũng kể hai chuyện này, ta không thấy những tĩnh từ đó trong bản văn của Lc (Lc 6,47-49 và 22,42-46), Mt và Lc đều kể câu chuyện người bất toại, nhưng Mt bảo các luật sĩ là có những tư tưởng xấu. trong khi Mc không ghi tĩnh từ này (so sánh Mt 9,4 với Mc 2,8). Mt và Lc cũng nói một chuyện những chỉ có Mt là bảo các ký lục và biệt phái là giả hình (so sánh với Mt 23,13-29 với Lc 11,39-52). Các chi tiết vừa nêu cho thấy Mt rất quan tâm giúp các độc giả mình phán đoán các chuyện ông viết.

     – Vậy Mt muôn gipú ta phán đoán thế nào về các nhân vật trong dụ ngôn này? Hai người tôi tớ đầu được Mt fán cho tĩnh từ “tốt” “trung tín” trong khi Lc chỉ có tĩnh từ “tốt”(Lc 19,17  Mt 25,21-23). Người tôi tớ hứ ba Lc nảo là “xấu” (Lc 19,22) còn Mt bảo “xấu  và lười biếng” (Mt 25,26) và “vô dụng” (c 30). Nghĩa là Mt xử dụng thêm ba tĩnh từ: trung tín, lười biếng vô dụng. Tại sao thế? Hãy xem tiếp.

     – Ở đầu dụ ngôn, Mt kể những tôi tớ tốt và trung tín tức thì đem tiền nhận được đi sinh lợi, Lc kông ghi chi tiết này. Ngụ ý của Mt là muốn đối chọi thái độ “mau mắn” này với thái độ “biếng nhác: của người tôi tớ thứ ba. Vậy “trung tín” là tích cực, còn “biếng nhác”là thụ động như vậy cung là vô dụng.

     – Trong những lời phán quyết của ông chủ có những chi tiết vượt quá sự thật: hai tôi tớ “trung tín” được mời vào nếm “sự vui mừng”; còn tôi tớ “biếng nhác và vô dụng” dù bị đuổi vào “nơi khóc lóc nghiến rang”. Các chi tiết này mang âm điệu  cánh chung và cho thấy quan tâm của Mt muốn dạy một bài học cho tín hữu mình.

     – Bai học của Mt là: dù ngày Parousia đến trễ những vẫn phải tỉnh thức. Tỉnh thức cũng có nghĩa là cứ trung thành thi hành nhiệm vụ của mình. Và trung thành thi hành nhiệm vụ không phải chỉ là nghe lời thôi. Nhưng còn là phải có sáng kiến để sao nhiệm vụ được thi hành tôt nhất, bởi vì “cứ chiếu theo tài trí mỗi người” (c 15).

  1. Ý nghĩa những nén bạc

     – Trong nguyên bản, “nén bạc” là talent, một đơn vị tiền tệ trị giá 10.000 denier (denier bằng lương một ngày của một người thợ trung bình).

     – Dĩ nhiên Mt không có ý coi những talent này chỉ là những số tiền, mà là những ơn mà Thiên Chúa ban cho người ta.

     – Ơn đó là ơn gì? Có nhiều lối giải thích: đó là những tài năng, những hoàn cảnh thuận tiện, những ơn siêu nhiên… Nhưng nếu ta chú ý tới quan tâm của Mt thì trước hết đây là ơn được nghe Tin Mừng, và được hiểu Tin Mừng (“mỗi người theo tài trí của mình” c 15). Người môn đệ tốt và trung tín là kẻ không nghe suông, mà còn đem ra thực hành, ứng dụng vào cách sống hằng ngày của mình.

BÀI 66: NGÀY CHUNG THẨM (25,31-46)

  1. Vấn đề của câu 32: “Hết mọi dân”

Ít ra có hai lối giải thích câu này:

1/ Đây là tất cả mọi dân trên thế giới (Trilling, Feuillet, Jeremias, J.Broer…).

2/ Đây chỉ là những dân tộc nào đã được loan báo Tin Mừng và đã thành Kitô hữu. (J.R. Michaels, A.Descamps…).

     Lối giải thích 1 hợp lý hơn, vì thuật ngữ ta ethuê mà Mt quen dùng có nghĩa là tất cả mọi dân tộc. Chẳng hạn hãy xem Mt 4,15   6,32  24,9-14  28,19. Các Tin Mừng nhất lãm khác cũng dùng thuật ngữ này với ý nghĩa đó, xem Mc 13,10; Lc 24,27…

     Có phải những dân ấy đã được loan báo Tin Mừng hết chăng? Một số nhà chú giải nghĩ như vậy, vì họ đưa vào Mt 24,14 “Tin Mừng Nước Chúa sẽ được loan báo khắp thế gian… rồi khi ấy mới là ngày cung tận”. Légasse dựa vào câu trên nên cho rằng tới ngày chung thẩm thì tất cả mọi dân tộc đã được loan báo Tin Mừng. tuy nhiên Mt không có ý nói thế, Mt chỉ có ý nói rằng Tin Mừng được loan báo khắp nơi thôi. Do đó dù cho tất cả mọi dân đều đã được loan báo Tin mừng, nhưng không nhất thiết từng người được nghe Tin Mừng. Vì thế có thể là tới ngày chung thẩm, dân tộc nào cũng có những người đã nghe Tin Mừng và cũng còn nhiều người chưa nghe.

  1. Vấn đề của câu 40: Những kẻ bé mọn

1 Nhiều nhà chú giải cho rằng “Những kẻ bé mọn” là các môn đệ của Đức Kitô, hay rỏ hơn nữa, đí là “những môn đệ có sứ mạng rao giảng Tin Mừng”; Họ nghĩ như xậy vì những lý do sau:

a/ Trong Tin Mừng Mt mỗi lần nói tới “Những kẻ bé mọn” thì đều có nghĩa là các môn đệ

     b/ Mt (không giống như Lc) không mấy quan tâm đến những người nghèo nàn khổ sở, do đó không nên hiểu thuật ngữ trên ám chỉ giới nghèo khổ.

     c/ Giả sử thuật ngữ “hết mọi dân” có nghĩa là những dân đã được nghe Tin Mừngm thì phải hiểu “những kẻ bé mọn” là những môn đệ rao giảng Tin Mừng ấy

     d/ Trong Mt 10,42, Đức Giêsu xem sự đón tiếp dành cho các môn đệ cũng là dành cho chính Ngài.

2- Nhưng nhiều nhà chú giải khác muốn hiểu “những kẻ bé mọn” là nói chung về tất cả những người lâm cảnh nghèo khổ. Họ trả lời cho những lập luận của nhóm một ở trên như sau:

  1. a) Đành rằng Mt thường dùng thuật ngữ này đẻ chỉ các môn đệ. Nhưng tất cả đền trong những huấn từ Đức Giêsu nói trực tiếp với các môn đệ.
  2. b) Hẳn nhiên là Mt không quan tâm như Lc đối với những người nghèo khổ. Nhưng như thế không có nghĩa là Mt hoàn toàn bỏ quên họ đến nỗi không có lần nào nói tới họ. Ngoài ra cần nhớ rằng Lc viết cho lương dân nên phải nhấn mạnh tới những việc phục vụ người nghèo khổ, cìn Mt viết cho người do thái vốn đã được chỉ dạy giúp đỡ người nghèo khổ rồi, không cần lập lại nhiều. (Hãy xem những giáo huấn của các ngôn sứ).
  3. c) Về lạp luận (c) trước tiên phải chứng minh thuật ngữ “hết mọi dân” là những dân đã nghe Tin Mừng, rồi sau đó mới suy ra “những kẻ bé mọn” là các môn đệ được. Mà như đã trình bày ở phần I, ta kông thể hiểu “hết mọi dân” chỉ là những dân được nghe Tin Mừng.
  4. d) Trong Mt 10,42 Đức Giêsu có đồng hóa “những kẻ bé mọn” với các môn đệ Ngài, nhưng cũng có thêm “trong tư cách họ là môn đệ”. Cũng thế trong Mt 18,5 Ngài nói đến việc tiếp rước “những kẻ bé mọn” “vì Danh Thầy”. Còn trong dụ ngôn ngày chung thẩm, không có thêm những chữ như trên.

     Ngoài ra còn vấn nạn này nữa: Nếu Đức Kitô đang phán xét các dân về thái độ họ tiếp rước các môn đệ, tại sao Ngài chỉ dựa vào tiêu chuẩn vật chất, mà lại không theo các tiêu chuẩn khác hợp lý hơn, chẳng hạn có lắng nghe Lời Giảng hay không, có đức tin không, có nhận Phép Rửa không?

     Thêm một vấn nạn nữa: Nếu xem “những kẻ bé mọn” là tất cả mọi người khốn khổ, bất kỳ họ có là môn đệ Đức Giêsu hay không thì cuộc phán xét của Đức Giêsu mới hợp lý. Tất cả những ai (môn đệ Đức Giêsu hay không) nếu gặp một người khốn khổ (môn đệ hay không) mà rat ay cứu giúp thì sẽ được thưởng, còn ngược lại thì sẽ bị phạt. Có như vậy mới là chung thẩm, nghĩ là cuộc phán xét tất cả mọi người.

  1. Các chi tiết khác

c 32 – “Tách chiên ra khỏi dê”: ở Palestina các mục tử dẫn một đoàn trong đó có chiên và dê lẫn lộn nhau. Đến tối họ mới tách riêng ra. Lý do là chiên thì quý hơn, tách riêng để coi chừng cẩn thận hơn; hơn nữa, chiên có nhiều lông nên để riêng, dê ít lông phải để riêng ở chỗ ấm áp hơn.

c 37 – Không phải những người lành đã quên những sự giúp đỡ đối với kẻ khốn khổ mà thực là họ không biết rằng kẻ khốn khổ là hiện thân của Đức Giêsu Kitô. Ý nghĩa trọn vẹn của việc lành họ làm chỉ được hiện rõ vào giờ cuối cùng, Tư tưởng này phù hợp với quan điểm chung của Mt (Mt 6,4: “Còn ngươi, Đấng thấu suốt cõi thầm kín sẽ trả công cho ngươi”).

40-45 – hãy chú ý động từ làm được xử dụng 4 lần. Đức Giêsu nói bằng tiếng Aram. Động từ “abad” vừa có nghĩa là làm, vừa có nghĩa phục vụ (faire – servir)

c 46 – Trong văn chương khải huyền do thái, hình phạt được dành cho những dân ngoại, những kẻ thù của Israel. Cón ở đây hình phạt khủng khiếp được dành cho những người không thể hiện lòng bác ái yêu thương. Đây cũng phù hợp với quan niệm chung của Mt (xem các chương 24-25).

PHẦN TƯỜNG THUẬT CỦA TỔNG THỂ V (26-28)

BÀI 67: CUỘC THỤ NẠN THEO MATTHÊU (26-27)

            Mt viết cho những Kitô hữu đã có đức tin mà còn muốn đào sâu thêm, vì thế ông tìm cách vén màn ý nghĩa cái chết của Chúa Kitô.

            Ông viết cho những người Kitô hữu gốc Do thái để chứng minh rằng Đức Giêsu, Thiên Chúa giữ lời Ngài đã hứa với dân Ngài, rằng Đức Giêsu đã thực hiên sách thánh. Dân Do thái thông qua các thủ lĩnh của họ, đã từ chối Đức Giêsu nên bây giờ lời hứa được chuyển sang cho một dân mời là GH. Nhưng GH phải tỉnh thức vì cả GH cũng có thể từ chối đi theo Đức Giêsu.

            Nhất là khi trình bày những sự việc xảy ra, Mt muốn cho ta thấy được thế lực và uy quyền của Đức Giêsu. Đức Giêsu là Con của Thiên Chúa: Ngài biết điều gì sắp xảy đến cho Ngài, Ngài chấp nhận và thậm chí những biến cố sở dĩ xảy ra là cũng vì Ngài đã thấy trước.

            Đức Giêsu là Đức Chúa được đặt lên ngự trị cả thế giới. Cha đã trao quyền cho Ngài và Ngài có thể sử dụng quyền ấy để tránh cái chết. tuy nhiien Ngài không tránh, bởi vì cái chết ấy đánh dấu tận cùng của thời gian và khánh hành Nước Thiên Chúa mà bây giờ chúng ta đang sống.

            Tường thuật về cuộc mưu hại Đức Giêsu (26,1-5) muốn trả lời cho 2 cớ vấp phạm có thể nối lên. Vấp phạm thứ nhất là: Tại sao Con Thiên Chúa mà có thể bị giết chết? Khi đặt những lời tường thuật vào miệng của chính Đức Giêsu, Mt cho thấy rằng chính Ngài dẫn dắt những biến cố, còn các lãnh tụ do thái chỉ là người thừa hành mà thôi (chữ “bấy giờ” trong câu 3). Vấp phạm thứ hai là: Tại sao các lãnh tụ tôn giáo là những người có trách nhiệm phải nhận ra Đấng Messia mà lại kết án Ngài? Tại vì họ xấu xa, họ là những người theo Tv 2 “liên minh lại” để chống Đấng Messia. Vì thế Mt muốn nói rằng ngay từ bây giờ Đấng Messia ấy sắp được tấn phong làm Đức Chúa của cả thế giới. và Đức Giêsu coi việc xức dầu tại nhà ông Simon (25,6-13) là cử hành trước nghi lễ tẫn liệm Ngài.

            Tường thuật bữa Tiệc ly (26,26-29) được đóng khung trong lời loan báo Phêrô chối Thầy: nghĩa là Đức Giêsu hoàn toàn biết rõ Ngài trao mình và máu Ngài vào tay những ai. Và như thế cũng là Ngài thực hiện sách thánh (c 31)

            Từ trước tới giờ, Đức Giêsu đã cử hành cuộc thụ nạn một cách trang trọng như một chủ tế trên bàn thờ. Nhưng tường thuật về cơn hấp hối (26,36-46) lại cho thấy một hình ảnh rất người của Ngài: 3 lần Mt ghi thêm những chữ “với họ”, “với ta” (c 36,38,40). Cũng như bất cứ ai đang đau khổ. Đức Giêsu thấy cần sự hiện diện của bạn hữu. Nhưng điều này cũng bị chối từ: họ ngủ… tuy nhiên khi đọc kinh Lạy Cha, Ngài tìm lại được sức mạnh để thi hành ý Cha; khi người ta đến bắt Ngài (26,47-56) Ngài lên tiếng giảng dạy một lần nữa và tưd chối không sử dụng quyền lực đã được Cha ban cho.

            Trong phiên xử trước tòa án do thái (26,57-68) Đức Giêsu tuyên bố rằng “từ nay, kểt]f bây giờ” (c 64) Ngài được Cha đưa vào quyền lực của Con-Người-được-nâng-lên của một Đấng Messia vừa đăng quang. Những tường thuật về việc Phêrô chối Thầy (26,69-75) và về cái chết của Giuđa (27,3-10) là một lời nhắc nhở bi thảm rằng cả chúng ta cũng có thể từ chốikhông nhìn nhận Đức Chúa bị xỉ nhục đến mức ấy. Nhất là Mt chứng minh rằng đó là ứng nghiệm lời sấm của Dacaria; dân chúng đã từ chối Thiên Chúa và sỉ nhục Ngài bắng cách trả mạng Ngài bằng cái giá rẻ mạt chỉ đủ mua một tên nô lệ. Nghĩa là trong Đức Giêsu chính Thiên Chúa bị bán.

            Trong phiên xử trước tòa án Rôma (27,11-26) Mt ghi thêm cuộc can thiệp của vợ ông Philatô: nagy cả những người Rôma còn nhận thấy Đức Giêsu là công chính. Philatô đã rửa tay và dân đòi lãnh trách nhiệm về cái chết ấy: “máu của nó hãy đổ trên chúng tôi…” từ nay, mọi người dù là Do thái hay dân ngoại nếu muốn được cơú độ thì đều phải đi vào giao ước được đóng dấu bằng máu của Đức Giêsu.

            Cái chết của Đức Giêsu (17,32-54) được Mt coi là đánh dấu sự tận cùng của thế giới cũ và khánh thành thế giới mới. Như thế nó hoàn thành sách thánh mà biết bao lần Mt trích dẫn.

            Đức Giêsu chết bề ngoài như bị mọi người bỏ rơi, kể cả Thiên Chúa. Nhưng cái chết của Ngài là sự sống lại: séisme là một hình ảnh về lúc cùng tận của thời gian; ngay từ lúc đó các thánh sống lại và vào thành Giêrusalem trên trời, và những người ngoại nhận ra rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.

            Các thượng tế niêm phong ngôi mồ và đặt lính canh (27,55-61) làm như vậy chỉ khiến quyền lực của Đấng Công Chính càng hiển hách thêm! Chính bọn họ laon tin Phục sinh: Xem ra tất cả đã chấm dứt, nhưng Mt cho ta biết rằng tất cả mới bắt đầu và trong đêm tối của nấm mồ đang nẩy mầm bình mình của sự sống lại.

(Trích Étienne Charpentỉe, Hướng dẫn đọc Tân Ước)

BÀI 68: NGÔI MỘ TRỐNG (28,1-10)

  1. Văn mạch

Có nhiều chi tiết nối kết tường thuật này với văn mạch trước đó và sau đó:

     – Các phụ nữ hôm nay đến mộ (28,1) thì trước đó cũng hiện diện trong cuộc tang xác (27,61) và dưới chân thập giá (27,56).

     – Cuộc động đất hôm nay (28,2) cũng đã xảy ra lúc Đức Giêsu tắt thở (27,51).

     – Nhưng lính canh hôm nay (28,4) cũng được nói tới trong suốt phân đoạn từ 27,62 tới 28,15.

     Như thế nghĩa là bài tường thuật này rõ rang có ý biện giáo: muốn xử dụng sự kiện ngôi mộ trống để đánh tan dư luận do các người do thái tung ra để xuyên tạc việc Đức Giêsu sống lại.

     Trong ý đồ biện giáo ấy, Mt đã đưa ra hai luận đề cần bàn: các lính canh là đại biểu cho lòng cứng tin của người do thái; và các phụ nữ là đại biểu của thái độ mở long đón đức tin, hai luận đề này được trình bày xen kẽ nhau để làm nổi bật nhau lên:

     * 27,62-66: các người do thái đặt lính canh mồ, một cách vô tình chính họ đã tiên báo việc Đức Giêsu sẽ sống lại (27,64).

     * 28,1: Các phụ nữ đến mồ.

     * 28,2-4: lính canh hoảng hồn chết điếng khi thấy thiên thần hiện ra.

     * 28,5-10: Các phụ nữ thấy ngôi mộ trống; được rhiên thần cho biết Đức Giêsu đã sống lại (chú ý: lời thiên thần giống hệt lời các người do thái ở 27,64); và tận mắt thấy Đức Giêsu phục sinh.

     * 28,11-15): lính canh báo cáo sự việc cho các thượng tế, thái độ của họ càng cho thấy sự cứng tin của họ.

  1. Câu 1: Các phị nữ đến mồ

     – Đó là Maria Magdala và “bà Maria khác” (có lẽ là mẹ của Giacôbê và Giuse) (27,56-61; Mc 16,1; Lc 24,10)

     – Họ là những người đã chứng kiến cuộc liệm xác Đức Giêsu (27,61) và lúc Đức Giêsu chết (27,55-56). Và hôm nay họ lại chứng kiến việc Ngài sống lại, Mt muốn cho thấy rằng họ là những  chứng nhân đủ tư cách.

     – Trong khi Mc và Lc ghi rằng họ đến mồ để khóc và tẩm thuốc thơm cho Đức Giêsu (Mc 16,1; Lc 25,56-24,1), thì Mt ghi rằng họ đến để thăm mồ, chỉ để thăm thôi chứ không phải để xức thuốc thơm vì mồ đã niêm phong và lại có lính canh. Với chút ít thay đổi này, Mt chuẩn bị độc giả nhận ra sự biểu dương uy quyền của Đấng phục sinh.

  1. Câu 2a: Động đất

     – Chỉ một mình Mt ghi nhận chi tiết “động đất” bằng từ ngữ đặc biệt seisme. Cũng như một mình Mt đã ghi nhận có Seisme lũ Đức Giêsu tắt thở (27,51-52). Trong Cựu Ước, động đất là dấu chỉ có Thiên Chúa hiện diện (Xh 19,18; 1V 19,11; Tv 114,7)

     – Vậy với chi tiết Seismos này, Mt muốn chứng minh rằng đây là một sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa.

     – Cượ Ước cũng xử dụng chi tiết Seismos mô tả về “Ngày của Giavê” (Is 13,13; Gioel 2,10  4,16). Cho nên khi Mt dùng chi tiết này thì cũng còn ngụ ý rằng với biến cố Đức Giêsu phục sinh thì ngày của Giavê đã đến.

     – Ngoài ra nếu đối chiếu Ed 37,12 nói về việc phục sinh của đống xương khô, ta cũng nhận ra thêm ngụ ý của Mt rằng hôm nay cũng là ngày phục sinh của dân Chúa.

  1. Câu 2b: Thiên thần

     – Mt hay ghi nhận chi tiết xuất hiện các thiên thần (nhất là khi viết về thời thơ ấu của Đức Giêsu: xem Mt 1,20.24  2,13.19) Chi tiết này khiến ta liên tưởng tới “Thiên thần của Thiên Chúa” trong Cựu Ước. Câu “bởi trời hiện xuống” cho thấy thiên giới có tham dự vào sự kiện phục sinh (thiên thần “lăn hòn đá ra”)

     – “Thiên thần ngồi lên trên”: dấu hiệu của sự chiến thắng, vì người ta sẽ không thể chôn vùi hoạt động của Đức Giêsu trong im lặng của cái chết nữa (27,66).

     – C 3 mô tả hình dáng thiên thần với những nét mà Thánh Kinh thường dùng để mô tả những cuộc thần hiện: theo Đanien (10,6) thì vẻ mặt của Con Người “như sấm chớp”, và vị kỳ lão “mặc áo trắng như tuyết” (7,9). Đức Giêsu biến hình trên núi cũng được t mô tả bằng những nét tương tự (Mt 17,2).

  1. Câu 4: Lính canh

     -Lính canh “hoảng hồn”: động từ hy lạp là escisthêsan có cùng ngữ căn với chữ seismos. Chi tiết này chứng tỏ ở đây có tác động đặc biệt của Thiên Chúa. Vả lại “hoảng hồn” cũng là phản ứng mà Thánh Kinh quen dùng khi tả tâm trạng con người trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính Mt cũng ghi chi tiết này khi tả tâm trạng các môn đệ thấy Đức Giêsu đi trên mặt nước (14,26).

     – Vì đây là tác động đặc biệt của Thiên Chúa, nên bọn lính canh” chết điếng đi”.

  1. Câu 5-6: Lời thiên thần

     Những lời này cũng được thuật tương tự trong Mc và Lc, những Mt có vài sửa đổi nhỏ để có vẻ trang trọng hơn:

     * “Đừng sợ, hỡi các bà”: đại từ đặt ở cuối, vừa có giọng semít, vừa làm nổi bật các bà lên.

     * “Vì tôi biết…”: Mt thêm chi tiết này để chứng tỏ thiên thần nắm vững vấn đề. Cũng như ở cuối câu 7 “Đó, tôi nói cho các bà được hay”.

     * “Đức Giêsu, Đấng đã bị đóng đinh”: Mt thêm chi tiết này để cho thấy rõ Đấng sống lại cũng là người khi trước chịu đóng đinh.

     * “Người đã sống lại như lời đã báo trước”: (16,21  17,23  20,19) Mt muốn trả lời luận điệu của các thượng tế (27,63).

     * Sau đó các bà được mời nhìn xem nơi xác Đức Giêsu đã nằm: Mt diễn tả các chi tiết theo thứ tự khác với Mc. Theo Mc 16,4-6 thì các bà đến mộ, thấy tảng đá đã được lăn ra, các bà vào mộ và thấy một người mặc áo trắng báo tin phục sinh và chỉ cho các bà thấy nơi đã đặt xác Đức Giêsu. Còn trong Mt thì ta có cảm tưởng các bà  thấy rằng đá được lăn ra trước mắt các bà, rồi thiên thần báo tin phục sinh, sau đó các bà mới vào mộ và thấy mộ trống.

            Với vài sửa đổi như vậy, Mt làm cho bài tường thuật có vẻ thánh thiêng hơn, và như vậy đây không phải là một cuộc khám phá cảm động như trong Mc, mà là một cuộc loan báo tuần tự về những khía cạnh của một biến cố lớn.

  1. Câu 7: Sứ mạng

     – Cũng như ở Mc 16,7 các bà được giao sứ mạng báo tin cho các môn đệ. Nhưng Mt ghi thêm là phải báo tin “mau chóng”. Trạng từ này lại được Mt dùng ở câu 8. Sử dĩ phải mau chóng như vậy là vì đây là một biến cố phi thường có thể gây đảo lộn mọi dự tính và thiết lập một trật tự mới các sự việc.

     – Đức Giêsu hẹn các môn đệ tại Galilê, đúng như lời Ngài đã nói trước khi bước vào cuộc Thụ nạn (26,32).

  1. Câu 8: Tâm trạng các bà

     – Các bà “vừa sợ vừa hớn hở vui mừng”: Sợ là tâm trạng của những kẻ nhận thấy có sự can thiệp của Thiên Chúa (các lính canh cũng sợ như vậy). Nhưng vui mừng vì hiểu rằng sự can thiệp này của Thiên Chúa là dấu chỉ ơn cứu độ. Các đạo sĩ cũng đã vui mừng khi nghe thiên thần báo tin Đức Giêsu giáng sinh (Lc 2,10). Trước biến cố phục sinh, kẻ không tin thì cảm thấy sợ, những đối với kẻ tin thì nỗi sợ biến thành niềm vui.

  1. Câu 9-10: Đức Giêsu hiện ra với các bà

     – Ga 20,11-18 và Mc 16,9 nói Đức Giêsu hiện ra với một mình Maria Magdala, còn Mt thì nói  hiện ra với “các bà”. Không biết Ga và Mc đã giản lược câu chuyện hay là Mt đã tăng số người được thấy Đức Giêsu hiện ra theo thói quen của Mt thích dùng số nhiều. Dù sao thì cũng có những chi tiết như nhau: cùng nói về một lần hiện ra của Đấng phục sinh ít lâu sau khi khám phá ngôi mộ trống, phản ứng sấp mình xuống ôm chân Đức Giêsu, và Đức Giêsu giao sứ mạng đi bái tin cho “anh em ta”.

     – Sấp mình ôm chân: cử chỉ vừa tôn kính vừa trìu mến

     – Các anh em của Ta: thay vì nói “các môn đệ ta”, Đức Giêsu đã nói “các anh em của ta”. Nghĩa là bắt đầu có một liên hệ thân mật mới với những đệ tử đã được Ngài tha thứ vì những lỗi phạm trong cuộc Ngài Thụ nạn.

Kết luận

1/ Người do thái và các kitô hữu đều nhất trí về sự kiện ngôi mộ trống. Nhưng người do thái vì không tin nên giải thích sự kiện theo hướng khác, còn các Kitô hữu thì coi đó là bằng chứng Đức Giêsu đã phục sinh. Câu chuyện này ban đầu được truyền khẩu trong các cộng đoàn, sau đó được các Tin mừng gia, đặc biệt là Mt xử dụng để chứng minh Đức Giêsu thực sự sống lại.

2/ t còn nhấn mạnh vào một số chi tiết để chứng minh rằng Phục sinh là một biến cố có tầm mức cánh chung, khai mào cho một trật tự mới về các sự việc, trật tự mới này sẽ được biểu lộ trọn vẹn trong cuộc hiện ra ở Galilê khiến cho sứ điệp của Đức Giêsu được loan truyền phổ biến khắp nơi và như thế là chuẩn bị cho ngày Tái Lâm của Ngài.

BÀI 69: SỰ MAN TRÁ (28,11-15)

c 11 – Đang lúc các phụ nữ đi báo tin cho các môn đệ thì đám lính gác mồ trở vào thành để báo cho các thượng tế mọi việc đã xảy ra. Hãy lưu y là Mt không nói tới tên Giêrusalem. Kể từ khi Đức Giêsu trách thành này lần cuối cùng (23,37). Ngài đã tuyệt giao với nó.

cc 12-15 – Các thượng tế liền bàn bạc với các kỳ mục, họ là những thành viên của hội đồng xét xử Đức Giêsu. Họ đã xét xử cách bất công nên họ phải chịu trách nhiệm về vụ án này. Bây giờ thấy vụ án chuyển sang hướng bất lợi cho họ thì họ tìm cách  dùng tiền bịt miệng bọn lính. Họ bảo bọn lính cứ tung tin rằng xác đã bị ăn cắp, và nếu chính quyền Rôma có làm khó dễ thì hội đồng này sẽ bênh đỡ cho chúng.

BÀI 70: HIỆN RA Ở GALILÊ (28,16-20)

Giải thích bản văn

11 tông đồ: Ta biết Đức Giêsu có tất cả 12 tông đồ. Nhưng trong biến cố thụ nạn, Giuđa đã hư mất và sau đó đã tự vẫn; các tông đồ kia thì chạy trốn tán loạn. Bây giờ, trước lúc về trời, Đức Giêsu đã tập hợp số còn lại được 11 người. Họ là hình ảnh của GH. GH là những người được Chúa tập hợp lại, ssúng ý nghĩa của chữ hy lạp Ekklêsia.

Xứ Galilê: Địa điểm tập họp sao không phải là Giêrusalem, nơi từ trước tới giờ vẫn được coi là trung tâm của niềm tin, mà lại là Galilê là vùng có nhiều người lương? Hẳn Đức Giêsu có chủ ý: GH theo quan điểm của Mt phải là Gh truyền giáo, GH của thế giới.

Lên núi: Mt không quan tâm đến vị trí địa dư chính xác cho bằng quan tâm đến ý nghĩa thần học của vị trí ấy. Vì thế đừng mất công tìm hiểu xem “núi” này là núi gì. Ngày xưa Môsê đã gặp Thiên Chúa trên núi; rồi Êlia cũng đi tìm gặp Thiên Chúa trên núi; Đức Giêsu cũng biến hình trên núi; Hiến chương Nước Trời cũng được Đức Giêsu công bố trên núi. Các dữ kiện Thánh Kinh trên cho thấy “núi” là nơi Thiên Chúa công bố luật. Vậy cũng như ngày xưa Thiên Chúa gặp Môsê “trên núi” để ban luật cho dân Israel, thì nay Đức Giêsu cũng hẹn gặp 11 tông đồ trên núi để ban luật mới cho GH, Israel mới.

Thờ lạy: Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng đáng thờ lạy (Mt 4,10 trích Đnl 6,13). Vậu khi các tông đồ thờ lạy Đức Giêsu phục sinh thì có nghĩa là các ông nhìn nhận Ngài là Thiên Chúa.

Vẫn còn nghi nan: GH mà Đức Giêsu tập họp tuy là GH đã tin Ngài là Thiên Chúa nên đã “thờ lạy” Ngài, nhưng đức tin vẫn còn yếu kém, họ vẫn là “những kẻ hèn tin” (6,30  8,26  14,31  16,18).

Đức Giêsu tiến lại gần: Dịch sát là “Đức Giêsu đến với họ”. Nếu như Mt cố tình dùng động từ “Đến” thì ngụ ý của Mt là Đức Giêsu thực hiện đúng tước hiệu mà Cựu Ước vẫn gán cho Đấng Messia, “Đấng đang đến” (Đn 7,13; Tv 118,26; Mt 21,9  23,39). Trước tòa án xét xử Ngài. Chính Đức Giêsu đã xưng mình bằng tước hiệu đó (Mt 26,54).

Được mọi quyền: Trong Đn 7,14 “Con Người” (Đấng Messia) sẽ được Thiên Chúa ban cho mọi quyền. Như vậy, ở đây Đức Giêsu tự giới thiệu mình chính là Con Người Messia.

Vậy các con hãy đi: Đức Giêsu sai các tông đồ (GH) đi truyền giáo. Nên chú ý rằng ở chương 10, Đức Giêsu cũng đã sai như thế, nhưng các ông chưa đi, khi đó chính Đức Giêsu đi và các ông đi theo. Bây giờ lúc Đức Giêsu sắp về trời rồi, thì chính thức tới lúc GH phải ra đi truyền giáo.

Ở khắp muôn dân: Tính đại dồng của GH. So sánh với 10,5 (“Đừng vào nhà lương dân…”), ta thấy câu nói này khó mà tưởng tượng nổi ngay buổi bình minh của Phục sinh. Sách Cv cho thấy các tông đồ đã tốn hằng chục năm trời mới mở được chân trời hướng về phía lương dân, và mãi 20 năm sau, Hội nghị Giêrusalem mới chuẩn nhận hướng truyền giáo ấy. cho nên câu nói này không phải là câu nói của Đức Giêsu lúc ấy, mà đúng hơn là câu nói của Đức Giêsu sống trong GH sau Hội nghị Giêrusalem (Cv 15,5-12).

Thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần: Giáo đoàn Mt đã có một nề nếp phụng vụ đàng hoàng với phép Rửa nhân danh Ba Ngôi. Lúc ban đầu người ta chỉ biết làm phép Rửa nhân danh Đức Giêsu. Các thư của Phaolô cũng cho thấy những bước dò tìm chậm chạp của niềm tin vào Ba Ngôi.

Dạy bảo người ta: Mt tỏ ra quan tâm đến “mục vụ trí năng”: phải hiểu những gì mình tin (Mt 18,15-18) cho nên Mt nhấn mạnh lời Đức Giêsu dặn GH phải “dạy bảo”.

Thầy ở với các con: Chỗ dựa và nơi an toàn duy nhất của GH là Đức Giêsu. Ở đây Ngài tự xưng mình là Emmanuel. Lưu ý: khi hiện ra cho Giuse, Thiên sứ đã bảo tên đứa con của Maria sẽ là Emmanuel, vậy mà khi đứa trẻ ấy sinh ra thì Giuse lại đặt tên là Giêsu! Bây giờ Đức Giêsu đã phục sinh mới thực là Emmanuel. Ngài đã sống lại rồi và sẽ mãi mãi ở với GH “hết mọi ngày tới khi tận thế”.

Sách tham khảo

1/ Nil Guillemette, Notes exégétiques pour server à l’étude des péricopes liturgiques de l’Évan gile selon Saint Matthieu, Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt.

2/ Claude Tassin, L’Évangile de Matthieu, commentaire pastoral. Nxb Centurion Novalis, Paris 1991.

3/ W.F.Albright và C.S.Mann, The Gospel according to Matthew, Nxb The Anchor Bible, New York 1971.

4/ Các chú thích của nhòm dịch PVCGK.

Facebook
Twitter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *