“Chúng tôi mời gọi mọi người trên thế giới hãy đóng góp tích cực mọi nỗ lực để giải quyết tình trạng khó khăn, bảo vệ sự sống”. Trên đây là lời tái kêu gọi của các tổ chức đại kết trên khắp thế giới đưa ra trong những ngày vừa qua nhằm khuyến khích mọi người chung tay thể hiện tình liên đới trong đại dịch.
Tuyên bố của Hội đồng các Giáo hội Thế giới (WCC) và của các tổ chức đại
kết khác được gọi là một tuyên bố chung mục vụ lịch sử, vì lần đầu tiên
trong lịch sử, đối thoại đại kết mời gọi tất cả các Kitô hữu trên thế
giới hiệp nhất cầu nguyện và hành động để đối phó với khủng hoảng đại
dịch.
Trong Tuyên bố chung các vị lãnh đạo khẳng định: “Đã đến
lúc, điều chạm đến trái tim của mỗi người, đó chính là những gì chúng ta
nói, chia sẻ và làm cùng với những gì chúng ta không thể làm để bảo vệ
sự sống mà Chúa đã tạo dựng vì yêu thương. Nhân danh tình yêu này, điều
quan trọng và cấp bách là phải thích ứng các cử hành thờ phượng và sự
hiệp thông của chúng ta với nhu cầu trong đại dịch”.
Tuyên bố
mục vụ nhắc lại rằng “khoảng cách vật lý không có nghĩa là sự cô lập
thiêng liêng”: “Chúng ta có thể trải nghiệm tình liên đới thiêng liêng
sâu sắc nhờ bí tích Thánh tẩy trong một Thân thể Chúa Kitô”. Từ điểm
này, các vị lãnh đạo khuyến khích cầu nguyện tại nhà, tạ ơn Thiên Chúa
để Ngài ban sức mạnh, chữa lành và can đảm, và để cử hành việc thờ
phượng bằng cách sử dụng các phương tiện công nghệ.
Cuối cùng,
các nhà vị lãnh đạo đại kết thế giới kêu gọi mọi người nâng đỡ những
người dễ bị tổn thương trong khi phải đối phó với đại dịch. “Trong cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng này cần phải cầu nguyện để các nhà lãnh đạo và
các chính phủ trên toàn thế giới dành ưu tiên cho những người sống trong
nghèo đói, những người tị nạn đang sống giữa chúng ta. Đặc biệt những
người vô gia cư, tù nhân, phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng”.
Tuyên
bố kết thúc với lời cầu nguyện canh tân cho những người nhiễm bệnh và
gia đình họ, cho các nhân viên y tế luôn bị đe dọa đến tính mạng và cho
các chính phủ, với sự trợ giúp của Thiên Chúa và sự cộng tác của chúng
ta bằng sự cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus, do đó cũng làm giảm
tác động nặng nề về kinh tế và xã hội. (CSR_1990_2020)
Ngọc Yến – Vatican