Giáo Hạt Cà Mau

Cha Giovanni Musazzi, linh mục tuyên úy trong đại dịch ở Milan

Cha Giovanni Musazzi, linh mục thuộc Huynh đoàn Thánh Carlo, trong những ngày này đang làm tuyên úy trong một bệnh viện ở Milan. Cha kể lại việc mục vụ của cha cũng như làm chứng cho niềm hy vọng Kitô trong cuộc khủng hoảng do đại dịch:

Sự hiện diện là điểm khởi đầu để thiết lập một cuộc đối thoại, mối tương quan với các bác sĩ và bệnh nhân. Trên chiếc áo choàng trắng được sử dùng một lần, thỉnh thoảng tôi viết hàng chữ “linh mục” bằng bút dạ để cho mọi người có thể nhận biết. Tôi đến thăm bệnh nhân Covid. Đôi khi tôi chỉ có thể ban phép lành qua lớp kính. Nhưng cũng có khu vực tôi được phép vào bên trong với sự bảo vệ cần thiết. Thời gian trôi qua thật nhanh.

Có một phụ nữ bị viêm phổi, bà bắt đầu khóc khi bà nhìn thấy tôi, bà cho biết trong những ngày này không có ai viếng thăm bà. Bạn cùng phòng với người phụ nữ này là người Công giáo nhưng không sống đạo, qua những lời hỏi thăm bà biết tôi là một linh mục, đã xúc động và bật khóc.

Căn bệnh này có thể biến chứng nhanh chóng. Nhiều người muốn xưng tội. Tôi chỉ có thể dừng lại hai hoặc ba phút để hiệp thông và ban phép giải tội chung. Tôi không thể đến gần. Họ nói vất vả, nhưng rất vui khi thấy một linh mục.

Mặc dù tuyệt vọng, nhưng niềm hy vọng Kitô giáo được nhận thấy rất rõ ràng ở nơi đây. “Đau khổ có thể che mất Thiên Chúa nhưng không loại bỏ Thiên Chúa”. Tôi cố gắng đón nhận nỗi đau của những người tôi gặp và cầu nguyện với họ. Nếu không, đây sẽ chỉ là một bài tập hùng biện. Con người đang tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho những đau khổ ở đời này. Có những người chỉ tìm thỏa mãn thú vui vật chất; họ ngồi trên ghế bành với điều khiển từ xa trong tay và khẳng định rằng nếu có đau khổ thì không có Chúa. Chúng tôi, trái lại, chúng tôi nhận thấy rằng càng có nhiều đau khổ, càng có nhiều người tìm kiếm Thiên Chúa; bởi vì họ cố gắng đi tìm ý nghĩa của đau khổ, của cuộc sống.

Khi chào đời, tất cả chúng ta đều khóc, cầu xin ai đó giúp. Một câu hỏi được đặt ra: Nhưng nếu tôi cầu nguyện, ai đến giúp tôi? Cách duy nhất chúng ta làm cho những người đang xin giúp đỡ hiểu rằng, sẽ có một người đến giải cứu. Đôi khi chúng ta quên rằng Thiên Chúa đã trở thành xác phàm: Chúa đến với bạn qua việc nhập thể. Mỗi chúng ta với giới hạn của mình có thể trở nên điều quyết định cho người khác. Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói, không nên đóng kín cõi lòng trong phòng thánh. Trong thời điểm khó khăn này, tất cả mọi người đều có nhu cầu cảm thấy được có ai đó ở kề bên.

Đối với các nhân viên y tế, tôi cùng với cha Mauro Carnelli, linh mục giáo phận cố gắng cộng tác với họ bao nhiêu có thể, họ đang làm việc rất vất vả. Tất cả vẫn đang hoạt động, không sụp đổ. Mọi người đang làm việc ở mức 150%. Đối với họ, ngày lễ, ngày nghỉ là ảo tưởng. Ca làm việc 12 giờ. Mọi người làm việc tích cực bởi vì họ nhận ra rằng họ đang sống một giai đoạn phi thường. Thực tế hiện nay cho thấy, những người ích kỷ càng trở nên ích kỷ hơn và ai tốt trở nên tốt hơn. Trong Khó khăn, tôi chứng kiến mẫu gương về một điều tốt lây nhiễm: mọi người thay đổi.

Mỗi ngày, khi gặp họ đều có người nói với tôi “Xin cha hãy đến, chúng tôi cần cha”. Tôi không làm những điều phi thường. Tôi cũng phải đợi bốn mươi phút ở cửa để đơn giản hỏi xem họ có nghỉ ngơi vào ban đêm không. Có lẽ người đó không có ai hỏi anh ta … . Hơn nữa, những người làm việc “trong khu vực quan trọng” thường sống tách biệt với gia đình.

“Cha có thời gian cho tôi rước lễ không?” Là câu hỏi nhiều nhất người bệnh dành cho tôi. Các thánh lễ trong nhà nguyện nhỏ bị đình chỉ. Từ 8 đến 9 và từ 11:30 đến 12.30, tôi chủ sự chầu Thánh Thể. Đây trở thành một điểm quy chiếu cho mọi người: ai đi ngang qua đều biết rằng có Thánh Thể. Họ đến, cầu nguyện và đi ra. Cách đây không lâu, trong một hành lang, tôi đã gặp một y tá chống ung thư ở khu vực bị ô nhiễm, y tá đưa cho tôi một số lời khuyên về khẩu trang và nhìn tôi khuyến khích “Cha cứ đến, vì họ chết cô đơn”.

Trong một quảng trường, tôi cử hành nghi thức an táng chỉ với quan tài, mọi người đang phải cách ly. Các nhân viên dịch vụ tang lễ chụp một bức ảnh để lại ít nhất một ký ức cho người thân. Đó là điều duy nhất chúng tôi có thể làm cho họ.Trước nỗi đau, tôi không thể nói với bạn rằng Chúa yêu bạn. Tôi phải nói rằng: Tôi yêu bạn và sẵn sàng chia sẻ một chút thời gian với bạn.

Ngọc Yến – Vatican

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *