Tóm Tắt Lịch Sử Đồi Đền Thờ Ở Jerusalem
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Đồi Đền Thờ nhìn từ hướng Nam
Đồi Đền Thờ là một địa danh có một ý nghĩa đặc biệt về lịch sử và tôn giáo của ba giáo phái chính thuộc chi tộc Abraham là Do Thái Giáo, Kito Giáo và Hồi Giáo. Riêng Do Thái Giáo và Hồi Giáo lại có một đặc thù riêng. Những tuyên bố tranh chấp của những cộng đồng tín hữu này đã biến địa danh này thành một trong những địa danh có nhiều tranh chấp nhất trên thế giới hiện nay.
Để có một ý niệm về những thăng trầm của Đền Thờ Jerusalem và những liên hệ giữa những lời Chúa Giesu Kito nói tiên tri về Đền Thờ này mà các Thánh sử đã ghi lại trong các Tin Mừng Phúc Âm, chúng ta hãy cùng nhau ngược dòng thời gian tìm hiểu về lịch sử Đồi Đền Thời ở Jerusalem.
-Khoảng chừng năm 1005/4 trước cn, Vua David (của Israel) chiềm thị trấn Jebusite của người Jebus, cũng gọi là Salem từ thời kỳ Abraham, và đặt làm thủ đô của vương quốc thống nhất Israel và Judah (1Chronicles 11:4-8). Sau này được đổi thành nhiều tên khác như Jerusalem, Zion và thị trấn David. Vua David ước ao xây một đền thánh để thờ phượng Thiên Chúa, nhưng Chúa phán ông không được phép xây vì ông đã gây Chiến tranh, để con ông là hoàng tử Solomon sẽ làm việc đó. Sau này vua David chỉ đi tìm kiếm vật liệu cho việc xây đền thờ (1Chronicles 22:1-16).
Qua thiên thần và một tiên tri, Thiên Chúa cho David biết phải xây bàn thờ trong đền thờ ở đâu -trên một sân lúa của ông Araunah hay Ornan người Jebus ở trên đỉnh đồi Moriah, là nơi mà Thiên Chúa đã cho Abraham một con cừu để tế lễ Thiên Chúa thay vì giết con trai mình là Isaac (2Samuel 24: 16-24; 2Chronicles 3:1; Genesis 22).
-Khoảng chừng năm 967 trước cn: Vua Solomon, con trai vua David nối nghiệp cha bắt đầu xây đền thờ, dùng nhân công và vật liệu từ thành Tyre, mà vua Hiram của thành này đã từng xây dinh David ở Jerusalem (2Chronicles 2:3-3:1).
-Khoảng chừng năm 960 trước cn: Vua Solomon cung hiến đền thờcùng với mọi lễ vật quí giá và huy hoàng lộng lẫy(2Chronicles 5:1-14). Nhưng Solomon cuối cùng cũng quay lưng lại với Chúa đi tôn thờ các thần ngoại để rồi khi chết vào năm 931/930 trước cn, vương quốc của ông bị chia đôi thành vương quốc Judah (lãnh thổ bao quanh Jerusalem về hướng Nam) và Israel (phía Bắc Jerusalem).
Qua nhiều thế kỷ sau, đền thờ đôi khi được dùng để tôn thờ Thiên Chúa, nhưng cũng có thời bị lãng quên, có lúc được sửa chữa trùng tu, rồi cuối cùng biến thành nơi thờ các thần ngoại tùy theo vua của Judah trị vì ở Jerusalem công chính hay tội lỗi.
-Năm 701 trước cn: Chừng 20 năm sau khi vương quốc phương Bắc rơi vào tay Assyria, vua Assyria là Sennacherib cũng xâm lăng Judah và bao vây Jerusalem, nhưng thị trấn và vua Hezekiah lại được giải thoát một cách lạ kỳ. Để chuẩn bị chống lại cuộc xăm lăng của Assyria, Hezekiah ra lệnh xây một đường hầm dẫn nước cung cấp cho thị trấn. Đây là một bằng chứng rõ ràng được khảo cổ chấp nhận như đã ghi trong Kinh Thánh mà du khách viếng Jerusalem ngày nay đã thấy.
-Khoảng chừng năm 700 trước cn: Dù không được ghi trong lịch sử, nhưng những hiển nhiên về khảo cổ cho thấy Đồi Đền Thờ đã được mở rộng qua nhiều giai đoạn –đặc biệt nhất là trong những thời kỳ Do Thái Giáo phục hưng triều đại vua Hezekiah (729-686 trước cn), và trong một thời kỳ ngắn Do Thái được độc lập sau năm 165/4 trước cn.
-Khoảng chừng năm 587 trước cn: Vua Babylon là Nebuchanezza xâm lăng vương quốc Judah lần thứ ba, bao vây rồi đốt thị trấn và phá hủy hoàn toàn đền thờ do Solomon xây từ 4 thế kỷ trước. Hòm bia giao ước ở trong Cung Cực Thánh của Đền Thánh Jerusalem biến mất khỏi lịch sử. Jerusalem trở thành điêu tàn trong nhiều thập niên cho đến khi dân Do Thái bị lưu đầy bắt đầu trở lại như nói trong kinh thánh sách Ezra và Nehemiah. Những di tích khảo cổ cho thấy thị trấn bị phá hủy bởi người Babylon và sau này được xây lại làm thành lũy như đã ghi trong sách Nehemiah 2:11;4:2-3.
-Khoảng chừng những năm 536/5 trước cn: Việc xây cất lại đền thờ như diễn tả trong sách Ezra 3:8-13. Sau đó công việc bị ngừng, rồi lại tiếp tục, và đền thờ xây xong thì cung hiến vào năm 515 trước cn như nói trong sách Ezra 5:1-6:22.
-Những năm 168/7 trước cn: Một người Syria tên là Antiochus Epiphanes tính phá hủy tôn giáo của người Do Thái đã đặt một bức tượng dân ngoại (có lẽ là tượng của chính ông ta) ở ngay trong đền thờ, đồng thời súc phạm bàn thờ trong đền thánh bằng cách đặt một con heo trên đó. Đây là điềm báo trước ngày tận cùng của “thế mạt hoang tàn” mà Chúa Giesu Kito đã nói trước trong Mathieu 24:15.
-Những năm 165/4 trước cn: Người Do Thái đã tẩy sạch và tái cung hiến đền thánh và bàn thờ. Ngày lễ nghỉ của người Do Thái là Hanukkah sau này được ăn mừng vì có liên quan đến những biến cố này. Đôi khi những năm về sau, mặt bằng của đền thờ do vua Solomon và Hezekiah xây trước kia được nới rộng thêm ra.
-Khoảng chừng năm 20-18 trước cn: Herod Đại Đế, vua trị vì Jerusalem và Judea bắt đầu công trình phát triển rộng lớn Núi đền Thờ và xây Đền Thờ mới sau khi bỏ hẳn đến thờ cũ do Zerubbabel xây trước kia. Đền thờ vĩ đại này đã được nói đến nhiều lần trong Tin Mừng Phúc Âm. Công trình xây cất này còn tiếp tục làm trong vòng 46 năm như nói trong Tin Mừng Gioan 2:20.
-Năm 67 sau cn: Cuối cùng đền thờ do Herod Đại Đế xây cũng được hoàn thành. Nhưng vì không thể chịu nổi lòng hận thù nung nấu quá lâu dài đối với người La Mã, dân Do Thái đã khởi nghĩa và cuộc nội loạn đã xẩy ra, lan tràn suốt Judea và Galile để rồi cuối cùng kết quả là cả nước Do Thái bị tan nát do quân La Mã.
-Năm 70 sau cn: Quân đội La Mã bao vây Jerusalem và cả thị trấn, vượt hàng rào phòng thủ, phá hủy pháo đài Antonia ở phía Bắc đền thờ. Đồi Đền Thờ trở thành bãi chiến trường, và trong khi chiến trận xẩy ra, đền thờ đã bị đốt và hoàn toàn bị phá hủy. Người La Mã đã phá hủy mọi vết tích của đền thờ đúng như lời Chúa Giesu tiên đoán là không còn viên đá nào trên viên đá nào nữa (Mt 24:1-2). Mặt bằng nền đền thờ do Herod Đại Đế xây thì còn nhưng nằm trơ trọi hoang vu.
-Những năm 132-135 sau cn: Một cuộc chiến thứ hai giữa Do Thái và quyền lực La Mã, gọi là cuộc nổi loạn Bar Kokhba, đã bùng nổ và kết quả là toàn bộ quân lính Do Thái bị tiêu giệt. Jerusalem , một lần nữa bị phá hủy, dân Do Thái bị đuổi đi và thị trấn được tái thiết dưới quyền hoàng đế Roma là Hadrian và đặt tên là thị trấn Aelia Capitolina của người La Mã. Trong thời gian này, Hadrian cho xây đền thờ Jupiter ở trên Đồi Đền Thờ bỏ hoang.
-Khoảng chừng năm 325 sau cn: Hoàng đế La Mã là Constantine Đại Đế đã yểm trợ một Kito Giáo chính, đã phá đền thờ Jupiter trên Đồi Đền Thờ. Khảo cổ học tìm thấy nền đền thờ trang hoàng hình thức kiểu mosaic với những chi tiết kiến trúc cho thấy ở một điểm nào đó một đền thờ Byzantine đã được xây ở trên Đồi Đền Thờ.
-Khoảng chừng năm 692 sau cn: Khi Hồi Giáo chinh phục Đất Thánh và chiếm Jerusalem, thì Dome of the rock được xây lên ở Đồi Đền Thờ. Cấu trúc này theo kiểu thánh đường Byzantine và Thánh Đường Mồ Thánh ở gần đó, thì là một đền thánh hơn là một thánh thất –được xây trên một tảng đá lớn trồi lên khỏi mặt đất mà người Hồi Giáo đã tin là Muhammad bay về trời từ đó và cũng chính ở đó các nhà khảo cổ và nhiều học giả khác tin rằng có dấu vết của Cung Cực Thánh của đền thánh Jerusalem, nơi đã đặt hòm bia giao ước.
-Khoảng chừng năm 705 sau cn: Thánh Thất đầu tiên Al-Aqsa ở về phía nam của Dome of the Rock, được xây trên Đồi Đền Thờ, sau này bị hủy hoại vì cơn động đất rồi được tái thiết vào những năm 754, 780 và 1035.
-Năm 1099 sau cn: Thập Tự Quân chiếm lại Jerusalem đã biến thánh thất Al-Aqsa thành một lâu đài và Dome of the rock thành một thánh đường.
-Năm 1187 sau cn: Nhà chinh phục Hồi Giáo Saladin tái chiếm Jerusalem, sửa lại Thánh Thất Al- Aqsa và Dome of the rock để dùng vào những công tác cũ. Jerusalem nằm dưới quyền kiểm soát của Hồi Giáo cho đến khi Anh Quốc lấy lại trong thế chiến I vào năm 730. Trong thời gian này, người Do Thái và Kito hữu rất ít khi được bén mảng đến Đồi Đền Thờ.
-Những năm 1948-49 sau cn: Sau khi Israel tuyên bố đôc lập ngày 15-5-1948 thì chiến tranh xẩy ra, quân đội Jordan, sau nhiều tháng chiến đấu, đã chiếm phần lớn Jerusalem. Thị trấn bị chia thành hai quân khu Do Thái và Ả Rập. Không một người Do Thái nào được bước tới Đồi Đền Thờ.
-Năm 1967 sau cn: Trong chiến tranh 6 ngày, quân lực Do Thái đã chiếm lại tất cả Jerusalem, kể cả Đồi Đền Thờ. Bất kể sự phẫn nộ của thế giới Hồi Giáo, Do Thái vẫn để cho tốn giáo Jordan tiếp tục kiểm soát Đồi đền Thờ, nhưng Israel đã yêu cầu để dân Do Thái và Kitô hữu được đi lại trên Đồi đền Thờ và tự do đến những thánh địa ở Jerusalem. Chẳng bao lâu công việc đào xới khảo cổ đã bắt đầu ở phía Nam và phía Tây Đồi đền Thờ . Ít thập niên sau, một thị trấn với lịch sử rất phong phú đã được khám phá, cho thấy sự hiện diện của dân Do Thái ở nơi đó là những bằng cớ không thể chối cãi được.
Fleming Island, Florida
August 8, 2018