(Hoa Thiêng Dâng Mẹ Thiên Chúa)
Ngày 22.04.2022, THỨ SÁU TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH – NĂM SỰ MỪNG
****
Ý CẦU NGUYỆN
+ Cầu cho nhân loại sớm thoát khỏi đại dịch,
+ Cầu cho các nhân viên chăm sóc sức khoẻ,
+ Cầu cho thế giới được hoà bình, đặc biệt tại vùng Ucraina,
+ Cầu cho quê hương, đất nước,
+ Cầu cho Giáo Hội được hiệp nhất để mọi thành phần nhiệt tâm tham gia vào sứ vụ loan báo Tin Mừng,
+ Cầu cho gia đình, người thân, bản thân mình,
+ Cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục,…
LỜI HAY Ý ĐẸP VỀ KINH MÂN CÔI
Giống như hai người bạn thường đi chung với nhau thì có khuynh hướng mặc áo giống nhau, thì cũng giống như thế, chúng ta có thể từ từ trở nên giống như Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ khi gắn bó mật thiệt với các Ngài qua việc suy niệm về các mầu nhiệm trong Kinh Mân Côi, và siêng năng rước Thánh Thể, và chúng ta cũng có thể học được từ hai mẫu gương tối thượng này, đời sống khiêm nhường, khó nghèo, ẩn dật, kiên trì và hoàn thiện.
Chân phước Bartolo Longo
1. PHẦN KHAI MẠC
Làm Dấu Thánh Giá
Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
THẦN KHÍ CHÚA SAI ĐI (hát)
ĐK. Thần Khí Chúa đã sai tôi đi, sai tôi đi loan báo Tin Mừng. Thần Khí Chúa đã thánh hiến tôi, sai tôi đi Ngài sai tôi đi.
1. Sai tôi đến với người nghèo khó, sai tôi đến với người lao tù, đem Tin Mừng giải thoát Thiên Chúa đã cứu tôi.
2. Sai tôi đến với người than khóc, sai tôi đến với người âu sầu. Đem Tin Mừng an ủi Thiên Chúa đã cứu tôi.
HỒI TÂM (im lặng xét mình và thầm nguyện)
2. SUY NIỆM KINH MÂN CÔI: MÙA MỪNG
MẦU NHIỆM THỨ 1: ĐỨC CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI.
“Lướt qua toàn cảnh như thế, chúng ta có thể thừa nhận rằng Lời Chúa không được mạc khải như một chuỗi luận đề trừu tượng, mà như một người bạn đồng hành an ủi ngay cả các gia đình đang gặp khủng hoảng hay đang trải qua đau khổ nào đó, và chỉ cho họ thấy đích đến của cuộc hành trình, khi mà Thiên Chúa “sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa” (Kh 21,4).” (AL 22)
Chúa Phục Sinh mang lại hy vọng cho những ai sầu khổ. Xin Chúa giúp các gia đình gặp khủng hoảng tìm lại được bình an và hạnh phúc sau thời gian u buồn và thử thách. Xin cho họ khám phá ra niềm vui của mầu nhiệm Chúa phục sinh, để họ trở nên những chứng nhân của niềm hy vọng cho thế giới đầy đau thương này.
{Đọc: 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh, Lời Nguyện Fatima}.
MẦU NHIỆM THỨ 2: ĐỨC CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI.
“Ở đầu Thánh vịnh 128, người cha xuất hiện như một người lao động, dùng lao động của đôi bàn tay mình mà bảo đảm cho gia đình có được những phúc lợi vật chất và được yên bình: “Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm phúc nhiều may” (Tv 128,2). Lao động là một phần thiết yếu làm nên phẩm giá của đời sống con người, điều đó được rút ra từ những trang sách đầu tiên của Thánh Kinh, khi đọc thấy rằng “con người đã được đặt vào trong vườn Êđen để cày cấy và canh giữ đất đai” (St 2,15). Đó là hình ảnh người lao động biến đổi được vật chất và khai thác được những sức mạnh của thiên nhiên, trong khi tạo ra “tấm bánh do công khó tay bạn làm” (Tv 127,2), và cũng qua đó con người tự làm cho mình triển nở.” (AL 23)
Lao động nâng cao phẩm giá con người. Xin cho các gia đình có công ăn việc làm ổn định, để nhờ thế, mỗi người trong gia đình sẽ hoàn thành sứ mạng và phẩm giá của mình.
{Đọc: 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh, Lời Nguyện Fatima}.
MẦU NHIỆM THỨ 3: ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG.
“Lao động cũng đồng thời vừa giúp cho xã hội phát triển vừa nuôi sống gia đình, giúp gia đình được ổn định và phồn thịnh: “Ước chi trong suốt cả cuộc đời, bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh, được sống lâu bên đàn con cháu” (Tv 128,5-6). Sách Châm ngôn cũng trình bày công việc của người mẹ trong gia đình, công việc hằng ngày của bà được mô tả trong từng chi tiết, chồng con cũng nức lòng ca tụng (cf. Cn 31,10-31). Chính Tông đồ Phaolô cũng tỏ ra tự hào vì mình đã không trở thành gánh nặng cho người khác, bởi vì ngài đã lao động với đôi bàn tay của mình và như vậy tự bảo đảm được cho cuộc sống của mình (cf. Cv 18,3; 1 Cr 4,12; 9,12). Thánh Phaolô rất xác tín về sự cần thiết phải làm việc đến nỗi ngài đã đưa ra một qui luật gắt gao cho các cộng đoàn của ngài: “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn” (2 Tx 3,10; cf. 1 Tx 4,11).” (AL 24)
Công việc không chỉ thăng tiến đời sống gia đình mà con giúp ổn định xã hội. Xin cho các gia đình góp phần tích cực vào công cuộc canh tân xã hội loài người. Xin cho mỗi người trong gia đình tìm thấy được niềm vui trong việc chu toàn bổn phận hằng ngày của mình.
{Đọc: 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh, Lời Nguyện Fatima}.
MẦU NHIỆM THỨ 4: ĐỨC CHÚA TRỜI CHO ĐỨC MẸ LÊN TRỜI.
“Hẳn người ta hiểu được nỗi khổ đau về tình trạng thất nghiệp và việc làm bấp bênh, như được phản ảnh trong sách Rút và như điều Đức Giêsu đã gợi ra trong dụ ngôn những người vô công rỗi nghề vì không có công ăn việc làm nên ngồi không nơi các quảng trường (cf. Mt 20,1-16), hoặc như kinh nghiệm Người từng trải qua về những người nghèo túng và đói khát xung quanh Người. Đó là tình trạng bi đát của xã hội mà nhiều quốc gia đang phải đương đầu, và việc thiếu công ăn việc làm cũng gây tổn hại nhiều đến sự yên ổn của các gia đình.” (AL 25)
Biết bao người đang thất nghiệp, điều đó trở nên một gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội. Xin Chúa cho những người đang thất nghiệp sớm tìm được công ăn việc làm, để góp phần mình làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, đồng thời họ được sống đúng với phẩm giá của mình.
{Đọc: 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh, Lời Nguyện Fatima}.
MẦU NHIỆM THỨ 5: ĐỨC CHÚA TRỜI THƯỞNG ĐỨC MẸ TRÊN TRỜI.
“Chúng ta cũng không thể quên sự suy thoái xã hội do tội lỗi đã gây ra, khi con người cư xử tàn bạo với thiên nhiên, như khi tàn phá thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên cách ích kỉ và tàn nhẫn. Những hậu quả xuất hiện từ đó vừa là tình trạng sa mạc hóa trái đất (cf. St 3,17-19), vừa là tình trạng mất quân bình về mặt kinh tế và xã hội, đó là những tình trạng mà các tiên tri xưa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, khởi đi từ Êlia (cf. 1 V 21) cho đến những lời của Đức Giêsu chống lại sự bất công (cf. Lc 12,13-21; 16,1-31).”
Vũ trụ này đang bị khai thác một cách không thương tiếc. Xin cho con người biết tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, để thiên nhiên trở thành môi trường sống lành mạnh cho gia đình được hưởng sự sống hài hoà và phong nhiêu.
{Đọc: 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh, Lời Nguyện Fatima}.
LINH HỒN TÔI (hát)
ĐK. Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í, a) thần trí tôi mừng vui vời vợi trong Đấng Cứu Chuộc tôi. Chúa đã dủ thương đoái nhìn phận hèn tôi tớ. Vì vậy đến muôn đời, sẽ khen tôi đầy ơn, sẽ khen tôi đầy phúc, sẽ khen tôi muôn đời, đến muôn đời, đến muôn đời.
1. Đấng toàn năng đã làm cho tôi những việc cao trọng Danh Người là Thánh. Lượng từ ái trải qua từ đời nọ đến đời kia, hằng bao bọc những ai kính sợ Người.
2. Chúa biểu dương sức mạnh oai phong tiêu diệt tơi bời những phường tự đắc, bọn quyền quý tự kiêu, Ngài triệt hạ khỏi tòa cao và nâng dậy những ai ở khiêm nhường.
3. Lũ giàu sang đuổi về tay không, những người thanh bần ban đầy hồng phúc. Người đã nhớ lời hứa mà độ trì Ít-ra-en cùng tổ phụ Áp-ram với miêu duệ.
3. PHẦN KẾT THÚC
KINH LẠY NỮ VƯƠNG
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy. Thân lạy Mẹ, chúng con con cháu Evà ở chốn khách đày kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khấn Bà thương. Hỡi ôi! Bà là Chúa bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay! Nhân thay! Dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
LẠY MẸ XIN AN ỦI (bài)
ÐK. Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn. Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn. Vì đời con gieo rắc biết bao đau thương. Và tràn lan gai góc vướng trên con đường.
1. Ớ Mẹ rất nhân từ. Mẹ quên sao được hôm xưa. Lời Mẹ hứa khi ở trên núi kia. Lúc mà Chúa sinh thì, Mẹ đứng âu sầu lặng yên. Là Mẹ chúng con Mẹ xin lĩnh quyền.
THINH LẶNG CẦU NGUYỆN – Làm dấu Thánh Giá
+++ (kết thúc) +++