Giáo Hạt Cà Mau

Nhân đức trong Gia đình: Sự điều độ

Nhân đức trong Gia đình: Sự điều độ

“Giác quan của con người sẽ được kiểm soát tốt khi họ không tìm kiếm khoái cảm, vừa phải trong thực phẩm, trung thành và mạnh mẽ, … kẻ cám dỗ chắc chắn sẽ bị đánh bại, vì bất cứ luồng gió nào cũng bị gục ngã trước ngọn núi đá”

DHAMMMAPADA 8

1. Thế nào là sự điều độ?

Sự điều độ trong cuộc sống thể hiện trong cách bạn tạo ra một sự cân bằng cho cuộc sống của chính mình. Nghĩa là không phải lúc nào bạn cũng chỉ biết một việc mà thôi, ví dụ như làm bài tập hay chơi luôn luôn đó không phải là sự điều độ. Điều độ đồng nghĩa với vừa đủ: học vừa đủ, chơi vừa đủ, làm việc vừa đủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Điều độ là cách bạn biết ngưng lại trước khi đi quá xa và dùng sự tiết độ để giữ mình khỏi làm việc quá nhiều.

Nếu sống không có mực thước thì đó là sự thiếu điều độ. Một người nói quá nhiều có thể sẽ bị cắt ngang bất cứ lúc nào. Người không nói thì sẽ bị phớt lờ và trong một cuộc thảo luận thì ý tưởng của họ sẽ bị bỏ lỡ.

Sự điều độ giữ chúng ta khỏi bị cuốn theo cơn lốc của đam mê.

2. Tại sao cần thực hành sự điều độ?

Nếu không có sự điều độ con người sẽ trở nên thái quá. Có thể họ xin quá nhiều rồi để lãng phí hoặc họ từ chối không nhận gì cả ngay cả nhu cầu cần thiết để có thể tăng trưởng trong thể chất và tinh thần. Nếu không có sự điều độ, con người sẽ bị cuốn theo các đam mê hoặc bị thiệt hại vì những loại thuốc gây nghiện hay rượu chè.

Nếu không có sự điều độ, con người có thể trở nên tham lam. Người khác sẽ cảm thấy khó chịu khi những người đó ăn quá nhiều, nói quá nhiều, loanh quanh hoặc ngủ quá nhiều. Nếu không có sự điều độ, con người cũng có thể không làm việc đủ mức. Sự thiếu hụt này sẽ làm cho người khác cảm thấy khó chịu vì họ không chia sẻ bổn phận của mình, không góp ý tưởng hay không tham gia.

Nếu không có sự điều độ thì có thể chúng ta chẳng có quan niệm về “vừa đủ” có nghĩa là gì và “quá tải” nghĩa là gì. Chúng ta bắt đầu rơi vào nghiện ngập và cứ muốn nhiều, nhiều hơn nữa. Có thể cái thứ bạn muốn có hại cho bạn giống như xem truyền hình quá nhiều hay ăn sô-cô-la quá mức. Khi chúng ta có quá nhiều nhu cầu như thế chúng ta cảm thấy mình không còn khả năng kiểm soát chính mình nữa.

Sự điều độ giúp cho chúng ta có thể kiểm soát chính mình. Khi chúng ta thực hành sự điều độ, chúng ta tạo cho mình một sự cân bằng trong cuộc sống. Với sự điều độ, chúng ta thực sự đã có thể đạt được điều mình mong muốn. Người khác cũng có thể được hưởng lợi từ chính sự điều độ của chúng ta.

3. Cách thực hành

Bạn thực hành sự điều độ bằng cách bạn đáp ứng nhu cầu của mình không quá nhiều nhưng cũng đừng quá ít như ăn uống, học hành, giải trí hay nghỉ ngơi.

Học biết giới hạn của mình từng bước một bằng cách thực hành sự điều độ. Hãy tự hỏi mình câu hỏi: điều này có quá nhiều hay ít với tôi không? Mỗi người có một mức độ khác nhau. Có những người ngủ 8 giờ một ngày là quá nhiều nhưng mức này lại là chưa đủ với người khác.

Sau khi khám phá bản thân, bạn thực hành cách khôn ngoan và có kiểm soát để chắc chắn rằng bạn sẽ đạt được điều bạn mong muốn. Nếu bạn cần 9 giờ ngủ mỗi ngày để giữ gìn sức khỏe, thì bạn hãy cho mình có đủ thời gian. Sự kiểm soát giúp bạn biết ngưng lại trước khi mình đi quá xa. Nếu như ăn 6 miếng sô-cô-la là quá với bạn thì hãy nên dùng 2 miếng thôi, nó sẽ tốt hơn cho dạ dày của bạn.

Hãy xét mình để biết bạn có bị nghiện thứ gì hay không. Có thể bạn nghiện truyền hình, có thể là ăn uống hay một con người nào đó cũng nên. Hãy tự hỏi mình đâu là chuẩn mực cân bằng tốt cho bạn thì bạn sẽ nhận ra có nhiều thứ không phù hợp hoặc cũng có thể đang thiếu hụt. Khi bạn thực hành sự điều độ, bạn sẵn lòng điều chỉnh để có được điều mình mong muốn.

Một người sống điều độ phản ứng thế nào?

  • Bạn rất quý mến ai đó nên cứ gọi cho họ suốt cả ngày?
  • Bạn mở một hộp bánh và thấy những miếng bánh mình thích?
  • Bạn ngủ trễ vì đọc hay xem cái gì rồi đến sáng hôm sau bạn thấy buồn ngủ?
  • Bạn thấy mình dành tất cả thời gian rảnh rỗi để chơi games và không cần thấy một ai nữa?
  • Bạn dành tất cả khẩu phần ăn của mình vào món sô-cô-la rồi đến khi hết?
  1. Dấu hiệu của sự thành công

Chúc mừng bạn khi:

  • Biết nhu cầu của mình và nạp đủ không nhiều cũng không ít
  • Chăm sóc sức khỏe của mình bằng cách ăn uống đầy đủ
  • Hài lòng với chuẩn mực
  • Biết tiết độ trong công việc
  • Có sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi
  • Biết giới hạn của mình và tạo ranh giới cho bản thân

Hãy cố gắng khi:

  • Không biết nhu cầu của mình hay mình cần bao nhiêu
  • Nghiện ăn uống, công việc hay con người – cứ muốn có nhiều và nhiều hơn
  • Phớt lờ giới hạn và luật lệ
  • Làm mà không biết mình thực sự cần gì
  • Quá tham lam và không chia sẻ với người khác

4. Khẳng định:

Tôi là người sống điều độ. Tôi sống tâm tình biết ơn mọi ngày và có sự cân bằng trong cuộc sống. Tôi không làm việc quá mức hay làm quá ít nhưng tôi làm theo chừng mực của mình.

Trích sách: The Family Virtues Guide

Chuyển ngữ: Hướng Dương

Facebook
Twitter

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *